Những chú ý quan trọng khi bệnh nhân đo huyết áp tại nhà

Đo huyết áp (HA) là phương pháp đơn giản và nhanh chóng giúp biết rõ trị số huyết áp của bạn. Vậy bạn đã biết đo HA như thế nào là đúng cách và thời điểm nào là phù hợp?

Hãy tham khảo bài viết sau để biết cách đo huyết áp chính xác nhất cho bạn và người thân.

>> Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp

>> Nguyên nhân gây Tăng huyết áp – Bạn có biết?

Những chú ý quan trọng khi bệnh nhân đo huyết áp tại nhà 2
Những chú ý quan trọng khi bệnh nhân đo huyết áp tại nhà

Chọn máy đo huyết áp phù hợp

Hiện nay có 2 loại máy đo HA điện tử phổ biến là máy đo Huyết áp bắp tay máy đo Huyết áp cổ tay. Tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn loại máy đo Huyết áp phù hợp nhất để theo dõi huyết áp.

  • Máy đo Huyết áp bắp tay: phù hợp với hầu hết các đối tượng (người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh lý tim mạch, Đái tháo đường…) và cho kết quả chính xác hơn máy đo HA cổ tay.
  • Máy đo Huyết áp cổ tay: nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp với đối tượng trẻ tuổi, trung niên hoặc không thể sử dụng máy đo Huyết áp bắp tay.

Tư thế đo huyết áp

Việc điều chỉnh tư thế đo Huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định kết quả đo Huyết áp của bạn có chính xác hay không.

Tư thế ngồi chuẩn bao gồm các bước:

  • Ngồi lưng thẳng, tựa nhẹ vào ghế
  • Hai chân đặt song song và vuông góc với mặt đất
  • Lòng bàn chân chạm xuống nền
  • Ngồi thư giãn 3 – 5 phút trước khi đo
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Những chú ý quan trọng khi bệnh nhân đo huyết áp tại nhà 1
Tư thế đo huyết áp quyết định tính chính xác của kết quả đo

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý:

  • Không hút thuốc, uống cà phê và tập thể dục trước khi đo 30 phút
  • Không ăn uống, không nói chuyện, ngồi khom lưng hay bắt chéo chân khi đo HA vì có thể sai lệch kết quả
  • Trước khi đo, bạn nên đi vệ sinh vì bàng quang chứa nhiều nước tiểu cũng ảnh hưởng đến trị số Huyết áp

Vị trí đo huyết áp

Các vị trí đo huyết áp bao gồm:

  • Đo ở bắp tay

– Quấn vòng bít trực tiếp lên bắp tay sao cho mép cách khuỷu tay 1 – 2cm, không đeo quá chật.

– Đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn sao cho băng quấn ngang với tim bạn. Thả lỏng và thư giãn. Nhấn START/STOP để đo Huyết áp.

– Máy tiến hành đo: tự động bơm hơi và sau khi xả hơi kết thúc kết quả Huyết áp hiện trên màn hình điện tử. Bạn có thể đọc và ghi nhận kết quả. Số hiển thị ở trên là huyết áp tâm thu. Trong khi số hiển thị ở dưới là huyết áp tâm trương của bạn.

  • Đo ở cổ tay

– Đặt lòng bàn tay ngửa lên trên mặt bàn. Quấn vòng bít vào cổ tay cần đo sao cho đồng hồ ở phía mặt trong cánh tay, vòng bít cách cổ tay khoảng 1 cm.

– Gập cánh tay khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim. Nhấn START/STOP để đo Huyết áp. Máy sẽ tự động đo và trả lại kết quả giống như máy đo Huyết áp bắp tay.

Thời gian đo huyết áp

Bạn nên đo huyết áp 2 lần/ngày gồm:

  • Buổi sáng: sau khi ngủ dậy khoảng 1 giờ hoặc trước khi uống thuốc
  • Buổi chiều: trước ăn hoặc sau ăn khoảng 1 giờ

Bạn ghi chép tất cả các kết quả cùng với ngày và giờ đo vào sổ theo dõi để bác sĩ tiện đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đo Huyết áp điện tử có bộ nhớ lưu sẵn kết quả cùng với thời gian đo.

Những chú ý quan trọng khi bệnh nhân đo huyết áp tại nhà
Bạn hãy gi chép các kết quả đo huyết áp vào số theo dõi để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị

Trường hợp kết quả đo nhiều lần quá cao hoặc quá thấp bạn cần tái khám bác sĩ ngay để có hướng xử trí phù hợp. Lưu ý một số trường hợp sai lệch kết quả đo máy đo Huyết áp hết pin. Nếu cẩn thận bạn thay pin mới và đo lại Huyết áp.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm