Vì sao cần kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân Tăng huyết áp?

Thừa cân là tình trạng ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Ước tính hiện tại có ít nhất 500 triệu người trên toàn thế giới bị thừa cân được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25,0 đến 29,9 (béo phì độ 1), 250 triệu người bị béo phì với chỉ số BMI từ 30,0 (béo phì độ 2) trở lên.

>> Tại sao ăn mặn lại Tăng huyết áp? Mối liên hệ ít người biết

>> Hãy Vận Động Thể Lực Để Kiểm Soát Huyết Áp!

Tại Hoa Kỳ, gần đây chỉ ra rằng có tới 66% dân số trưởng thành bị thừa cân (béo phì). Tại Việt Nam khoảng 25% dân số bị thừa cân.

Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường type 2, một số bệnh ung thư và nhiều rối loạn khác. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

Vì sao cần kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân Tăng huyết áp? 2
Vì sao cần kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân Tăng huyết áp?

Lợi ích của giảm cân đối với huyết áp

Trong các thử nghiệm lâm sàng, liệu pháp hạ huyết áp có thể làm giảm tỷ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim.

Giảm cân không chỉ liên quan đến cải thiện kiểm soát huyết áp mà còn mang lại lợi ích trong việc kiểm soát nhiều bệnh rối loạn khác. Trong đó có bệnh tiểu đường type 2, rối loạn cơ-xương và một số bệnh ung thư.

Vì sao cần kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân Tăng huyết áp? 1
Giảm cân không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác

Chế độ ăn uống và tập luyện trong kiểm soát huyết áp

Các thành phần chế độ ăn uống khác cũng có liên quan đến việc kiểm soát huyết áp.  Chế độ ăn nhiều rau củ có liên quan đến mức huyết áp thấp hơn, có thể làm giảm huyết áp. Việc tăng sử dụng đường dẫn đến sự gia tăng lượng mỡ trong cơ thể cũng làm tăng huyết áp

Tương tự như vậy, hoạt động thể chất đã được chứng minh là ảnh hưởng đến mức huyết áp và được khuyến nghị trong các chiến lược giảm cân.

Hoạt động thể chất trung bình 1 giờ mỗi ngày ở mức thấp đến vừa phải hỗ trợ giảm cân, nhưng cần được tuân thủ liên tục. 

Lưu ý trong quá trình giảm cân

Duy trì chế độ giảm cân là một thách thức lớn. Bạn cần lưu ý rằng tác động của giảm cân đến huyết áp không đòi hỏi phải đạt được cân nặng tối ưu (BMI <25).

Việc giảm cân phần nhỏ cũng có ý nghĩa lâm sàng trong việc kiểm soát mức huyết áp. Một số trường hợp tái tăng cân trở lại là bình thường, nhưng miễn là cân nặng vẫn duy trì ở mức độ cho phép.

Vì sao cần kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân Tăng huyết áp?
Chỉ số BMI giúp bạn đưa ra mục tiêu cân nặng phù hợp

Giảm cân chỉ có thể được thực hiện thông qua một số kết hợp của chế độ ăn uống và thay đổi hoạt động thể chất. Kết quả của việc kiểm soát huyết áp có thành công hay không là do một loạt các thay đổi lối sống phù hợp. 

Thành công quản lý cân nặng có thể mang lại những lợi ích trong việc giảm huyết áp và gánh nặng y tế liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nguồn tham khảo:

David W. Harsha  and George A. Bray, (2008), Weight Loss and Blood Pressure Control, Hypertension, Vol.51(6)
https://doi.org/10.1161/HYPERTENSIONAHA.

SERV-HTN-19-01-2023

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm