Đau đầu hay chóng mặt có phải là triệu chứng Tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Tại Mỹ, Tăng huyết áp do tim mạch gây tử vong nhiều hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi và chỉ đứng thứ hai sau thuốc lá trong gây tử vong do mọi nguyên nhân.
>> Đột quỵ có chữa được không?
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp năm 2008 điều tra trên 8 tỉnh thành. Đặc biệt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam lên tới 25% ở người trên 25 tuổi.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân rất quan tâm bệnh lý tăng huyết áp, các dấu hiệu cảnh báo khi huyết áp tăng. Trong đó, câu hỏi được quan tâm nhiều đó là “Dấu hiệu đau đầu, chóng mặt có phải bị tăng huyết áp hay không?”.

Nghiên cứu về dấu hiệu đau đầu, chóng mặt và Tăng huyết áp (Cao huyết áp)
Trong nghiên cứu cho thấy, nhức đầu hay chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở phần lớn bệnh nhân thường xuyên cảnh giác với tăng huyết áp.
Nhức đầu, chóng mặt chỉ được ghi nhận ở 17% bệnh nhân không cảnh giác với tăng huyết áp. Nhưng triệu chứng này chiếm đến 71% ở bệnh nhân cảnh giác tăng huyết áp.
Trong một nghiên cứu khác, khi theo dõi suốt 11 năm ở 22.685 người lớn, chỉ có ⅓ số bệnh nhân bị đau đầu được phát hiện tăng huyết áp.
Thực tế qua một số nghiên cứu, những người có trị số huyết áp tăng nguy hiểm (≥ 180/110mmHg), nhức đầu hay chóng mặt không thường gặp hơn bệnh nhân tăng huyết áp ở mức thấp hơn.
Hơn nữa trong lúc theo dõi, nhức đầu không xuất hiện đồng thời với huyết áp tăng.
Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp có triệu chứng chóng mặt hay đau đầu. Triệu chứng thường giảm khi huyết áp giảm, bất kể sử dụng loại thuốc huyết áp nào. Điều cho thấy rằng, tăng huyết áp là nguyên nhân gây đau đầu có thể thay đổi được.

Lưu ý về tình trạng đau đầu, chóng mặt do Tăng huyết áp
Bạn hãy lưu ý đến tình trạng ngưng thở khi ngủ (ngay cả những người béo phì nhẹ). Vì nhức đầu lúc sáng sớm có thể không phải do tăng huyết áp (cao huyết áp) mà do giảm oxy máu lúc ngủ.
Khi huyết áp thay đổi, mạch máu não dãn hay co lại để duy trì lưu lượng máu não tương đối hằng định. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng đến mức nghiêm trọng, khoảng 180 mmHg. Mạch máu đã co lại trước đó không thể chịu đựng huyết áp cao như vậy sẽ bị căng và giãn mạch máu toàn thân.
Tình trạng giãn mạch đột ngột này làm tăng lưu lượng máu não, tăng tưới máu não đột ngột. Việc này có thể dẫn đến phù não và xuất hiện bệnh não do tăng huyết áp.
Những thay đổi này không gây biểu hiện rõ ràng ở người tăng huyết áp mạn do mạch máu đã thích nghi với tình trạng huyết áp tăng mãn tính.

Những bệnh nhân Tăng huyết áp mãn tính lâu ngày không phát hiện và điều trị ít xuất hiện bệnh não và chỉ xuất hiện bệnh não khi huyết áp tăng rất cao.
Có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp cấp cứu có các biến chứng như nhồi máu não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ…. Đây là các nguyên nhân chính dẫn đến đột tử.
Nguồn tham khảo:
1. William J. Elliott, George L. Bakris, Henry R. Black, Hypertension: Epidemiology, pathology, diagnosis, and Management. Hurt’s the Heart. Robert A. O Rourke, Valetine Fuster, R. Wayne Alexender, Mc Graw Hill, 2004, 1571 – 1576.
2. Norman M. Kaplan. Systemic Hypertension: Mechanism and Diagnosis. Braunwald’s Heart Disease, Atextbook of Cardiovascular medicine. 7 th edition. Zipies, Libby, Bonow, Braunwald. Elisevier 2005, 964 – 970.
3. Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng. Đặng Vạn Phước, Nhà xuất bản Y học, 60 – 260.