Nhồi máu cơ tim – Hậu quả khôn lường

Nhồi máu cơ tim được chia thành 2 dạng biến chứng sớm và biến chứng muộn bao gồm:

>> Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ

>> Những Điều Cần Biết Về Tăng Huyết Áp Ở Nữ Giới

Nhồi máu cơ tim - Hậu quả khôn lường 3
Nhồi máu cơ tim hậu quả khôn lường

Biến chứng sớm của nhồi máu cơ tim

Đột tử:

Là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân thường do nhịp tim nhanh, vỡ tim, mạch máu phổi bị tắc…

Rối loạn nhịp tim:

Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, bạn có thể dễ phải gặp tình trạng này.

Người bệnh sẽ cảm thấy hồi hộp, đổ mồ hôi hay là tim đập không đều. Việc hạn chế stress, căng thẳng, sợ hãi sẽ có ích cho người bệnh.

Suy tim cấp:

Tình trạng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi nhồi máu cơ tim, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. 

Người bệnh có các biểu hiện như tụt huyết áp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, cảm thấy đột ngột khó thở, có thể ho ra bọt hồng…

Tai biến do tắc mạch:

Cục máu đông trong nhồi máu cơ tim nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn. Trường hợp di chuyển lên mạch máu não sẽ dẫn đến đột quỵ…

Nhồi máu cơ tim - Hậu quả khôn lường 2
Khi cục máu đông di chuyển lên mạch máu não làm tắc mạch có thể gây đột quỵ

Vỡ tim:

Thường xảy ra vào tuần thứ 2 sau khi nhồi máu cơ tim, máu tràn ra khỏi màng tim dẫn tới tử vong.

Thiếu máu tới cơ tim:

Là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm, điều này có thể dẫn tới một tình trạng tái phát nhồi máu cơ tim ở người bệnh.

Biến chứng muộn của nhồi máu cơ tim

Vách tim phình to:

Được phát hiện qua siêu âm tim, biểu hiện gián tiếp thường gặp là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, giảm khả năng làm việc nặng.

Hội chứng bả vai – bàn tay:

Xuất hiện từ tuần thứ 6 – 8 sau nhồi máu cơ tim, thường gặp bên vai trái – tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức. Nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp.

Việc sớm vận động lại như bình thường sau nhồi máu cơ tim có thể giúp giảm tỷ lệ mắc hội chứng này.

Đau dây thần kinh:

Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim.

Tình trạng này dễ gặp ở người căng thẳng tinh thần, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Việc điều trị bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các thuốc giúp an thần.

Suy tim:

Nhồi máu cơ tim làm mất đi một vùng cơ tim chức năng, dẫn đến suy giảm chức năng cơ tim, lâu dần phát triển nhanh chóng thành suy tim mạn tính.

Nhồi máu cơ tim - Hậu quả khôn lường
Nhồi máu cơ tim có thể làm suy giảm chức năng cơ tim dẫn đến suy tim mạn tính

Hội chứng Dressler:

Thường xuất hiện từ khoảng 1 – 4 tuần sau nhồi máu cơ tim, có biểu hiện lâm sàng là hội chứng viêm màng ngoài tim: đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi thở sâu, khi vận động, khi ho, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.

Việc điều trị bằng corticoid có thể giúp nhanh chóng hồi phục, tuy nhiên hội chứng này dễ tái phát, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng thuốc giảm kháng viêm non-steroid hoặc glucocorticoid để giảm đau, kháng viêm trong vòng 4 tuần đầu sau nhồi máu cơ tim do ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo và có thể gây vỡ tim.

Nguồn tham khảo

1. Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. GS.TS.BS, Nguyễn Quang Tuấn

2. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp BYT.

3. Braunwald’s Heart Disease A Textbook of Cardiovascular Medicine, 2-Volume Set, 11e

4. ESC Guideline: 2020 Acute Coronary Syndromes (ACS) in Patients Presenting without Persistent ST-Segment Elevation (Management of) Guidelines

5. Hypertension and patients with acute coronary syndrome: Putting blood pressure levels into perspective. Konstantinos Konstantinou MD;  Costas Tsioufis MD, PhD;  Areti Koumelli MD;  Manos Mantzouranis MD;  Alexandros Kasiakogias MD, PhD; Michalis Doumas MD, PhD;  Dimitris Tousoulis MD, PhD.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm