Nhồi máu cơ tim – Biến chứng của Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong, ước đến 1.56 tỉ người trước năm 2025. Chỉ số huyết áp tăng cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính mắc các bệnh tim mạch.

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, thường là biến chứng của Tăng huyết áp.

>> Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà

>> Đau đầu hay chóng mặt có phải là triệu chứng Tăng huyết áp?

Nhồi máu cơ tim - Biến chứng của Tăng huyết áp 2
Nhồi máu cơ tim – biến chứng của Tăng huyết áp

Vì sao Tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim?

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên trên thành động mạch cấp máu cho tim, lâu dần tạo thành mảng xơ cứng làm cho lớp mạch máu mềm mỏng, đàn hồi trở nên xơ cứng.

Khi đó, với tình trạng huyết áp cao, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong tróc, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này di chuyển trong lòng mạch máu, làm bít tắc lòng mạch máu. 

Ngoài ra, mảng xơ vữa lưu thông trong dòng máu cũng dễ tạo nên cục máu đông, khi đến các mạch máu nhỏ hơn, cục máu đông sẽ gây bít tắc lòng mạch máu. Cuối cùng dẫn đến hậu quả là nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim - Biến chứng của Tăng huyết áp 1
Mảng xơ vữa lưu thông trong mạch máu có thể gây bít tắc, dẫn đến nhồi máu cơ tim

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nhồi máu cơ tim có tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp không tốt. Có tới 31.7% bệnh nhân có huyết áp tăng ≥160/100mmHg trong 6 giờ đầu kể từ sau khi có triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

Tác động của Tăng huyết áp đến sức khỏe

Huyết áp cao là nguy cơ diễn tiến của cục máu đông gây bít tắc lòng mạch. Tình trạng này cũng làm phì đại cơ tim, dẫn tới suy tim và giảm tưới máu cơ tim mạn tính.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị nhồi máu cơ tim, chỉ số huyết áp cũng ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, nguy cơ xảy ra cơn tăng huyết áp, biến chứng suy tim cấp, suy thận cấp.

Các biến chứng của nhồi máu cơ tim gồm có cấp tính và mạn tính. Dù có được điều trị hiệu quả qua giai đoạn cấp tính thì những biến chứng muộn sau đó như tái nhồi máu cơ tim, biến chứng suy tim mạn, tử vong…

Cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế gia đình của người bệnh.

Nhồi máu cơ tim - Biến chứng của Tăng huyết áp
Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể gây nguy hiểm đế tính mạng

Do đó, việc theo dõi, kiểm soát tốt huyết áp là điều rất quan trọng trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và cả những trường hợp ghi nhận tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim.

Điều này giúp giảm tỉ lệ xảy ra các biến chứng, cải thiện tiên lượng bệnh và tăng hiệu quả điều trị nhồi máu cơ tim.

Bạn hãy tìm hiểu kĩ về chứng bệnh đang mắc phải, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và sử dụng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. GS.TS.BS, Nguyễn Quang Tuấn

2. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp BYT.

3. Association Between Blood Pressure Level and the Risk of Myocardial Infarction, Stroke, and Total Mortality The Cardiovascular Health Study Bruce M. Psaty, MD, PhD; Curt D. Furberg, MD, PhD; Lewis H. Kuller, MD, DrPH; et al

4. Braunwald’s Heart Disease A Textbook of Cardiovascular Medicine, 2-Volume Set, 11e

5. Claudio Picariello, Chiara Lazzeri, Paola Attanà, Marco Chiostri, Gian Franco Gensini, Serafina Valente, “The Impact of Hypertension on Patients with Acute Coronary Syndromes”, International Journal of Hypertension, vol. 2011

6. ESC Guideline: 2020 Acute Coronary Syndromes (ACS) in Patients Presenting without Persistent ST-Segment Elevation (Management of) Guidelines

7. Hypertension and patients with acute coronary syndrome: Putting blood pressure levels into perspective. Konstantinos Konstantinou MD;  Costas Tsioufis MD, PhD;  Areti Koumelli MD;  Manos Mantzouranis MD;  Alexandros Kasiakogias MD, PhD; Michalis Doumas MD, PhD;  Dimitris Tousoulis MD, PhD.

8 Hypertension and Myocardial Infarction: A Study and Review. Abha Pandit* Department of Medicine, Index Medical College, Hospital and Research Centre, India.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm