Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu các bước cần nhớ và thực hiện khi bị Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà nhé!

>> Nhồi máu cơ tim – Biến chứng của Tăng huyết áp

>> Đau đầu hay chóng mặt có phải là triệu chứng Tăng huyết áp?

Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà 2
Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn nhồi máu tim cấp cho bệnh nhân và người nhà

Bệnh nhân cần làm gì khi nghi ngờ đang bị Nhồi máu cơ tim?

  • Dừng ngay mọi hoạt động đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, đầu cao 75 độ so với mặt đất)
  • Nhai và nuốt ngay 2 – 4 viên aspirin nếu bạn có thể và xác định bạn không bị dị ứng thuốc này
  • Cố gắng bình tĩnh, tránh căng thẳng, nới rộng quần áo (nếu có quần áo bó sát)
Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà 1
Bạn chỉ sử dụng aspirin nếu có chỉ định từ bác sĩ

Trong trường hợp này, bạn cần gọi ngay trung tâm cấp cứu 115 (nếu có thể) hoặc gọi ngay cho người nhà / bất cứ ai để đến bệnh viện gần nhất (nếu không thể gọi 115).

Người nhà làm gì khi có người nghi ngờ đang bị Nhồi máu cơ tim?

Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh

  • Gọi ngay 115 nếu thấy bệnh nhân đang lên cơn đau tim (có những triệu chứng nêu trên)
  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tư thế nửa ngồi nửa nằm (đầu cao 75 độ so với mặt đất )
  • Cho bệnh nhân nhai 2 – 4 viên aspirin nếu có thể và xác định bệnh nhân không bị dị ứng thuốc này
  • Trấn an, nới lỏng quần áo cho bệnh nhân
  • Gọi thêm bất cứ ai và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất (nếu không thể gọi 115)
Các bước cần nhớ và thực hiện khi bị cơn Nhồi máu cơ tim cấp cho bệnh nhân và người nhà
Bạn hãy gọi 115 ngay khi phát hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp

Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh

  • Tiến hành sơ cấp cứu (hồi sức tim phổi nếu đã được huấn luyện)
  • Gọi ngay trung tâm cấp cứu 115
  • Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên
  • Nới lỏng quần áo cho bệnh nhân, chờ đội cứu hộ 115

Với những thông tin trên, Ngày Đầu Tiên hy vọng có thể cung cấp cho bạn đầy đủ các bước xử lý khi bị nhồi máu cơ tim cấp cho người bệnh và người thân.

Nguồn tham khảo:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp. 2187/QĐ-BYT (Bộ y tế 2019)
  2. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation
  3. Theo First aid heart attack
  4. Theo Heart Attack
  5. The frequency of myocardial infarction symptoms
  6. Heart Attack/MI (Myocardial Infarction)
  7. Viện tim mạch – Nguy cơ đột quỵ ở người tăng huyết áp và cách sơ cứu
  8. Sở y tế Nam Định – Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim tại nhà

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm