Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ!

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về mối liên hệ giữa Tăng huyết ápĐột quỵ nhé!

>> Đối tượng nào có nguy cơ cao bị Đột quỵ?

>> Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Suy tim

1. Mức độ phổ biến của Tăng huyết áp (Cao huyết áp) và Đột quỵ

Đột quỵ có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhưng đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, góp phần gây ra cái chết của gần 130.000 người ở Mỹ mỗi năm và tỷ lệ này chiếm gần 1/20 trường hợp tử vong.

Cứ 40 giây lại có 1 người ở Mỹ bị đột quỵ và cứ 4 phút sẽ có một trường hợp tử vong do đột quỵ.

Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ!
Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ

2. Mối liên quan giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu của Đột quỵ.Tăng huyết áp gây ra khoảng 50% đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.

Nếu bạn đã từng bị đột quỵ, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị Tăng huyết áp (Cao huyết áp). 

Theo nghiên cứu, 80% trường hợp đột quỵ có thể được ngăn ngừa, một trong các ngăn ngừa tốt nhất là kiểm soát huyết áp ở mức thấp hơn 120/80 mmHg. 

Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ! 1
Kiểm soát huyết áp để ngăn ngừa đột quỵ

Tăng huyết áp tăng thêm áp lực vào khối lượng công việc của trái tim, làm hỏng động mạch và các cơ quan theo thời gian.

Tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để giữ cho máu lưu thông, giống như với một chiếc lốp bị căng quá mức với quá nhiều lực bên trong sẽ làm hỏng các thành động mạch và khiến chúng yếu đi. 

Người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn so với người có huyết áp bình thường. Trong đó có khoảng 87% đột quỵ là do hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu trong não cắt đứt lưu lượng máu đến tế bào não.

Một khi các mạch máu của bạn suy yếu sẽ có nhiều khả năng bị tắc nghẽn. Điều này có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ và tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng nhất của loại đột quỵ này và cả những cơn thiếu máu não thoáng qua.

Tăng huyết áp làm tất cả các mạch máu yếu đi và tăng nguy cơ bị tổn thương, khiến động mạch trong tình trạng căng thẳng liên tục, huyết áp cao gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu.

Khoảng 13% đột quỵ xảy ra khi mạch máu vỡ trong hoặc gần não. Đây là bệnh xuất huyết đột quỵ, tăng huyết áp làm tăng áp lực lên các mạch máu cho đến khi chúng không còn duy trì áp suất và mạch máu bị vỡ.

3. Các loại Đột quỵ và Tăng huyết áp

Có hai loại đột quỵ chính, và huyết áp cao đều khiến cả hai loại này dễ xảy ra hơn.

Đột quỵ do tắc nghẽn:

Gần 9/10 trường hợp, bạn bị đột quỵ vì cục máu đông chặn dòng chảy của máu lên não. Khi không có oxy, các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Các cục máu đông xảy ra thường xuyên hơn với huyết áp cao vì làm tăng tốc độ xơ cứng động mạch (tình trạng làm động mạch trở nên cứng, hẹp hơn và bị tắc bởi các mảng bám mỡ).

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) cũng khiến bạn dễ bị tình trạng rung nhĩ – bệnh lý rối loạn nhịp tim và làm cho máu ứ lại trong tim, nơi có thể hình thành cục máu đông và làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn lên gấp 5 lần. 

Đột quỵ do xuất huyết:

Hậu quả nghiêm trọng và dễ gây tử vong hơn những loại đột quỵ do cục máu đông. Huyết áp cao làm hỏng các động mạch và khiến chúng dễ bị rách hoặc vỡ hơn. 

Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Đột quỵ! 2
Đột quỵ cho thiếu máu và xuất huyết

Cơn thoáng thiếu máu não:

Tăng huyết áp cũng có thể gây ra cục máu đông dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não, là khi cục máu đông tan hoặc tự bong ra.

Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau đó, nhưng tình trạng này là cảnh báo rằng cơn đột quỵ toàn phát có thể sắp xảy ra. 

4. Giảm nguy cơ Đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp

Việc kiểm soát huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giảm nguy cơ Đột quỵ. Ngày Đầu Tiên đã xây dựng nội dung có thể giúp bạn đo lường nguy cơ và chẩn đoán Tăng huyết áp hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ đột quỵ/năm với quy mô 100.000 người là:

  • 0,289% ở người Tăng huyết áp được kiểm soát
  • 0,705% ở người Tăng huyết áp được điều trị với HA 140/90mmHg

Người ta ước tính rằng 45% trường hợp Đột quỵ ở những đối tượng được điều trị Tăng huyết áp có thể là do không kiểm soát được huyết áp. Ở những đối tượng Tăng huyết áp (Cao huyết áp) không được điều trị, tỷ lệ đột quỵ là 363/100 000 người năm.

Một phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu 37.000 người điều trị huyết áp trong 5 năm cho thấy giảm 5 – 6 mmHg trong huyết áp tâm trương có liên quan đến việc giảm 35 – 40% đột quỵ.

Việc điều trị hạ huyết áp làm giảm tỷ lệ đột quỵ cũng ở những người cao tuổi và phòng ngừa thứ phát sau đột quỵ. 

Bằng cách theo dõi và tuân thủ điều trị huyết áp, chúng ta đã góp phần giảm được đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Các chỉ số huyết áp có mối liên quan mật thiết đến nguy cơ đột quỵ, bạn hãy thông báo cho bác sĩ các chỉ số trên để được tư vấn kỹ hơn, lên kế hoạch quản lý và phòng ngừa trong tương lai.  

Tài liệu tham khảo:
Theo Hội tim Hoa Kỳ (AHA) và Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ (ASA), Liên Đoàn Tim Mạch Thế giới

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?
Tăng huyết áp hiện vẫn là một thách thức y tế hàng đầu, là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch và tử vong trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết ápgreen
Xem thêm
Hưởng ứng Ngày Tuân Trị Thế Giới 27.03.2025
Ngày Tuân Trị Thế Giới #WorldAdherenceDay được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 27/03/2025, đây là sáng kiến toàn cầu từ Liên đoàn Tim mạch Thế Giới (World Heart Federation) cùng với nhiều đơn vị, liên đoàn quốc tế khác chung tay hỗ trợ. Ngày Tuân Trị Thế Giới nhấn mạnh tầm quan trọnggreen
Xem thêm
4 cách thư giãn giúp bạn kiểm soát huyết áp
Cuộc sống với bệnh tăng huyết áp đã là một thử thách, khiến việc tận hưởng những điều bình thường trở nên khó khăn. Thêm vào đó, sự căng thẳng, một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại, khiến việc kiểm soát huyết áp trở nên phức tạp hơn.   Bạn đừng logreen
Xem thêm