Cách Sơ Cứu Nhồi Máu Cơ Tim Bạn Cần Biết!
Nhồi máu cơ tim thường xuất hiện đột ngột và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp. Tình trạng này xảy ra khi mảng xơ vữa bị vỡ hình thành cục huyết khối gây bít tắc mạch vành hoàn toàn.
>> Nhồi máu cơ tim – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp!
>> Bạn có biết về cơ chế Tăng huyết áp
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, biến chứng sau phẫu thuật thay van tim… có nguy cơ gặp phải nhồi máu cơ tim.
Bệnh thường xảy ra đột ngột; khó biết trước nếu không sơ cứu kịp thời dễ ảnh hưởng đến tính mạng.
Kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
Đầu tiên bạn cần nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm để sơ cứu kịp thời, khi họ còn là bệnh nhân của Tăng huyết áp (cao huyết áp):
- Đau thắt ngực: Dấu hiệu thường gặp nhiều nhất, người bệnh thường có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực hoặc tim bị co thắt. Một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm… Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái; hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.
- Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi nhiều lần mà trước đây chưa từng bị; trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Đây là lúc bạn cần chuẩn bị kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim.
- Khó thở: Triệu chứng nàycó thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.
- Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng: Dấu hiệu này thường dễ bị bỏ qua, xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam.
- Các dấu hiệu khác: Choáng váng, chóng mặt, cảm giác muốn đi đại tiện, toát mồ hôi lạnh, vã mồ hôi, lo lắng quá mức…
Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim bạn nên biết
Nhồi máu cơ tim là tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người. Thời gian được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh mạng của người bệnh.
Vì thế, bạn cần sơ cứu nhồi máu cơ tim trong khoảng 2 giờ; kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra.
Nếu bạn là người bệnh tăng huyết áp và nghi ngờ có cơn nhồi máu cơ tim qua những dấu hiệu trên, bạn cần:
- Dùng thuốc cắt cơn: Nếu trước đó bạn được bác sĩ kê đơn NitrogIycerin. Bạn nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt dưới lưỡi 2 lần.
- Tạm dừng mọi hoạt động: Từ từ ngồi xuống hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm tại nơi gần nhất có chỗ tựa lưng thư giãn. Việc cố gắng sức lúc này sẽ làm cho tim tổn thương nặng hơn.
- Giữ bình tĩnh: Đây là yếu tố hết sức cần thiết do người bệnh thường cảm thấy sợ hãi tột độ. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu máu lên cơ tim trở nên trầm trọng hơn.
- Gọi trợ giúp y tế: Bạn hãy gọi ngay cấp cứu 115, nhờ người gọi cấp cứu hoặc nhờ họ đưa đến bệnh viện gần nhất.
- Buông lỏng cơ thể: Bạn cần thả lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi; không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và áp lực lên tim.
Lưu ý phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Giờ giấc sinh hoạt và làm việc: Bạn nên xây dựng thời gian phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên.
- Không uống rượu: Say rượu là một dạng stress và nghiện rượu gây suy nhược cơ thể. Rượu làm đông máu, tổn thương nội mạc của thành mạch máu tăng khả năng tạo huyết khối bít nghẽn mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
- Kiểm soát cơn tăng huyết áp: Đây là nhân tố hàng đầu gây nên cơn đau tim. Bạn cần tuân theo chỉ định bác sĩ và đo huyết áp thường xuyên.
- Tránh chấn thương tinh thần và quá sức về trí óc: Trầm cảm rất có hại; dễ làm bệnh tái phát.
- Tránh hoạt động thể lực quá mức: Sự gắng sức quá mức sẽ là nhân tố đe dọa đáng sợ gây kích hoạt cơn đau ngực.
Thể dục thể thao điều độ, đúng cách:
- Việc tập thể dục nên được xây dựng với mức độ phù hợp với từng người, đúng phương pháp. Nâng dần từ thấp lên cao để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.
- Tránh hút thuốc lá: Tốt nhất là bạn nên từ bỏ thuốc lá hoàn toàn. Vì tác hại của thuốc lá còn ảnh hưởng về bệnh mạch máu, ung thư phế quản…
- Đừng chủ quan với bệnh đái tháo đường, bệnh gút: Đái tháo đường có thể xúc tiến sinh nhồi máu cơ tim qua các khâu. Có thế gây tổn thương nội mạc ở thành mạch vành.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là một phương pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
Trong bài viết này, Ngày Đầu Tiên sẽ tiếp tục chia sẻ các bài tập đơn giản tại văn phòng cho các bệnh nhân Tăng huyết áp qua video sau:
Với những kiến thức được Ngày Đầu Tiên sẽ cung cấp cho bạn có cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách. Bất kỳ dấu hiệu nào, cho dù là nhỏ bạn cần hết sức quan tâm; dù bạn có mắc phải tăng huyết áp hay các bệnh khác.
Bởi vì đây có thể là một tin nhắn từ chính cơ thể của bạn gửi đến bạn. Nếu có bất kỳ thay đổi hay thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với bác sĩ; hoặc đến các phòng khám uy tín.
Tại đây bạn sẽ được thăm khám và tư vấn chữa trị kịp thời.
Nguồn tham khảo
Nhồi máu cơ tim – Những Thông Tin Cần Biết