Suy Tim – Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp!

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) là căn bệnh phổ biến hiện nay và gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, đặc biệt là suy tim.

Tăng huyết áp và suy tim có mối quan hệ như thế nào? Tại sao tăng huyết áp gây suy tim? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về những thông tin dưới đây nhé!

>> Gia đình – Mắt xích không thể thiếu trong kiểm soát Tăng Huyết Áp

>> Đau tim – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp

Suy Tim - Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp!
Suy tim – Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp

1. Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu; đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đây là một trong những biến chứng cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.

Người bệnh suy tim thường bị suy giảm khả năng hoạt động, chất lượng sống. Tùy từng mức độ bệnh sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Người bệnh suy tim nặng có nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù.

Dựa trên phân loại của Hiệp Hội tim mạch Mỹ AHA/ACC. Suy tim được chia thành 4 giai đoạn bao gồm:

  • Suy tim giai đoạn A: Người bệnh có nguy cơ mắc suy tim cao nhưng chưa làm thay đổi cấu trúc của tim.
  • Ở giai đoạn B: Người bệnh đã có bệnh tim nhưng lại chưa xuất hiện triệu chứng suy tim.
  • Giai đoạn C: Người bệnh đã và đang có triệu chứng suy tim.
  • Suy tim giai đoạn D: Bệnh nhân mắc bệnh tim cấu trúc tiến triển và có các triệu chứng rõ rệt của suy tim khi nghỉ ngơi mặc dù đã được điều trị y tế. Trường hợp này cần các can thiệp phẫu thuật chuyên biệt.
Suy Tim - Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp! 1
Người suy tim cần được chăm sóc đặc biệt, hạn chế cơn cao huyết áp ảnh hưởng đến

Suy tim thường gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống. Suy tim nặng có thể khiến các cơ quan bị tổn thương vì thiếu oxy đến nuôi dưỡng. Người bệnh có thể gặp biến chứng như:

  • Suy gan
  • Suy thận
  • Phù phổi cấp
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tăng huyết áp

2. Vì sao tăng huyết áp gây suy tim?

Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ cho biết, tăng huyết áp là tình trạng máu chảy qua các động mạch với áp lực lớn hơn so với bình thường. Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian dài.

Cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên liên tục hoặc đột ngột. Tăng huyết áp (Cao huyết áp) có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em hay người trẻ tuổi.

Huyết áp cao làm tăng thêm khối lượng công việc của tim, khiến các động mạch bị thu hẹp, kém đàn hồi và máu khó lưu thông đến khắp cơ thể. Điều này khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn.

Theo thời gian, khối lượng công việc nhiều hơn dẫn đến tim dày và to hơn. Mặc dù tim vẫn có thể bơm máu, nhưng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn. Tim càng lớn sẽ càng khó hoạt động để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của cơ thể, gây nên hiện tượng suy tim.

Suy Tim - Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp! 2

Suy tim cần được điều trị và kiểm soát đúng cách. Nếu không bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành, suy tim…

3. Nhận biết dấu hiệu suy tim

Giai đoạn đầu của những bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp (cao huyết áp) thường không rõ ràng. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra 5 dấu hiệu sớm hỗ trợ chẩn đoán suy tim do tăng huyết áp viết tắt là FACES.

FACES là cụm từ viết tắt của những chữ tiếng anh bao gồm:

  • F (Fatigue): mệt mỏi
  • A (Activity limitation): hạn chế vận động
  • C (Congestion): ứ trệ sung huyết
  • E (Edema or ankle swelling): phù hoặc sưng ở mắt cá chân
  • S (Shortness of breath): khó thở

5 dấu hiệu FACES tuy không dùng để chẩn đoán xác định suy tim. Nhưng đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

4. Cách phòng tránh suy tim

Các cách phòng tránh suy tim bạn có thể áp dụng bao gồm:

– Kiểm soát bệnh mãn tính: Chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành, nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim.

– Cai hút thuốc: Hút thuốc là thói quen nên được loại bỏ để phòng tránh bệnh tim, đặc biệt là người có đề kháng yếu.

– Cai hoặc hạn chế rượu: Bạn không nên uống quá 2 ly/ngày đối với nam và không quá 1 ly/ngày đối với nữ.

– Giảm lượng muối: Tránh sử dụng muối cũng như những sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. Ví dụ như thịt xông khói, khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp…

– Duy trì tập thể dục: Bạn nên duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Kiểm soát những thực phẩm bạn đang ăn nếu đang thừa cân.

Suy Tim - Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp! 3
Không bao giờ là quá muộn nếu bạn muốn thay đổi lối sống của mình để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chính những việc này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh suy tim hoặc cải thiện tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Huyết áp và nhịp tim là 2 dấu hiệu sinh tồn trong hầu hết các buổi khám bệnh. Đây là 2 thông số có liên hệ rất nhiều tới sức khỏe của bạn.

Vậy hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu chi tiết hơn về 2 thông số vô cùng quan trọng này qua video ngắn sau:

Huyết áp và nhịp tim: Những con số biết nói

Khi có triệu chứng bệnh suy tim – biến chứng của tăng huyết áp, bạn hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều nếu bạn phát hiện kịp thời. Ngoài ra bạn đừng quên phòng bệnh bằng những biện pháp đã được hướng dẫn nhé!

Nguồn tham khảo

  1. ACC/AHA Guidelines for the Evaluation and Management of Chronic Heart Failure in the Adult: Executive Summary A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines
  2. 5 warning signs of early heart failure
  3. How High Blood Pressure Can Lead to Heart Failure
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm