12 triệu người Việt bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến gần một tỷ người trên thế giới, dự kiến 1,5 tỷ người mắc bệnh vào năm 2025.

Đây là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… dẫn đến tử vong.

>> Cải thiện sức khỏe tim mạch ở người làm việc văn phòng

>> Hàng nghìn người dân trên cả nước được tầm soát tăng huyết áp miễn phí

Thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5% và đang gia tăng nhanh. 

Cả nước hiện có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp. 52% không biết mình bị tăng huyết áp. 30% người biết bị tăng huyết áp nhưng không điều trị.

Bệnh nhân được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bé Hai ở Bệnh viện Thống Nhất cho biết, trên 90% người tăng huyết áp không có căn nguyên, còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát.

Một số người phát bệnh do nguyên nhân từ bệnh lý tuyến thượng thận, viêm cầu thận mãn, hẹp động mạch thận, sử dụng thường xuyên thuốc, hormone làm tăng giữ muối và nước, phụ nữ uống thuốc ngừa thai.

12 triệu người Việt bị tăng huyết áp

Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

  1. Tuổi, thường gặp ở nam trên 55, nữ trên 65.
  2. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm.
  3. Hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu, bia.
  4. Ít hoạt động thể lực, stress và căng thẳng tâm lý.
  5. Chế độ ăn quá nhiều muối, ít rau quả, thừa cân, béo bụng.
  6. Rối loạn lipid máu, đái tháo đường, vấn đề về thận.

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có dấu hiệu rõ rệt. Khoảng 10% có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, cảm giác nóng bừng ở mặt, hồi hộp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, yếu nửa người…

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, cần theo dõi và điều trị một cách liên tục, lâu dài để đạt được huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu bệnh nhân vẫn dung nạp được.

Bệnh nhân có đái tháo đường hoặc nguy cơ tim mạch cao, khi đã có biến chứng thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg.

Tích cực thay đổi cuộc sống

  • Chế độ ăn hợp lý, giảm mặn, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no. Không nên ăn mặn, thực phẩm ướp muối, thức ăn nhanh.
  • Tránh thức ăn có đậm độ năng lượng và chỉ số đường huyết cao như đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt. Bổ sung các chất khoáng và vi khoáng tổng hợp.
  • Hạn chế rượu, bia, bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, cố gắng đạt vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp như tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng hoặc vận động mức độ vừa phải, khoảng 30-60 phút hàng ngày trong tuần.
  • Tránh căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh bị lạnh đột ngột.
Theo VnExpress
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm