Cách kiểm soát Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) trong mùa hè
Tăng huyết áp ngày càng phổ biến và trở thành căn bệnh thời đại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp và điều trị kịp thời, bệnh tăng huyết áp dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ đột quỵ cao.
>> Cách kiểm soát Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) trong mùa đông
>> Tăng Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi Và Những Biện Pháp Phòng Ngừa Tăng Huyết Áp
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến khía cạnh về mối tương quan giữa khí hậu và tăng huyết áp.
Vì sao thời tiết mùa hè ảnh hưởng đến huyết áp?
Vào mùa xuân hè, nhiệt độ ngoài trời tăng lên, cơ thể chúng ta cũng sẽ tiết nhiều mồ hôi, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh, dung tích bên trong lòng mạch cũng giảm xuống.
Lại thêm sự giãn nở của các mạch máu, cản lực giảm đi, mồ hôi nhiều kéo theo sự giảm muối, giảm áp lực lên thận… đây là những nguyên nhân làm giảm huyết áp.
Khi cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu sẽ tăng cao, nguy cơ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.
Mặt khác, nhiệt độ nóng bức lại làm dung tích máu giảm sẽ khiến nhịp tim tăng lên. Người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, hồi hộp trống ngực, chóng mặt, nhức đầu.
Trời nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp rất ngại vận động và thường xuyên ngồi trong phòng lạnh bật máy điều hòa với nhiệt độ thấp.
Điều này đặc biệt nguy hiểm với người bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) bởi vì khi mới từ ngoài trời nóng vào thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.
Ngược lại, nếu đang ở trong phòng lạnh trong một thời gian rồi lại đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức thì các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định, dễ bị hạ đột ngột.
Nếu thời tiết quá nóng bức, độ ẩm cao, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần của người bệnh cũng không có lợi cho tình trạng tăng huyết áp (cao huyết áp) của bệnh nhân, vì vậy cần chú ý điều chỉnh các yếu tố nguy cơ nói trên.
Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.
Các biện pháp giữ huyết áp ổn định trong mùa hè:
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, người dùng thuốc hạ áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời nóng đề phòng giãn mạch quá mức, dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.
Để giảm nguy cơ do thời tiết nắng nóng tác động đến huyết áp, người bệnh nên chú ý:
Uống đủ nước
Việc cung cấp nước đều đặn cho cơ thể rất quan trọng với người bệnh tăng huyết áp, không nên đợi đến lúc cảm giác khát mới dùng nước, vì đây là phản ứng khá mạnh của hệ thần kinh đối với tình trạng thiếu nước trầm trọng của cơ thể.
Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nên duy trì lượng nước uống đều đặn nhằm giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Tuy nhiên nên tránh dùng các loại nước giải khát có đường hoặc nước uống có gas.
Hạn chế ăn muối
Càng hạn chế ăn muối càng giúp hạ cả Huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương ở người Tăng huyết áp, tránh thức ăn dầu mỡ, chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê…
Duy trì thói quen vận động, tập thể thao
Vận động, thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp các mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng sức bền thành mạch… Điều cần chú ý là phân bố thời gian hợp lý cũng như tập luyện điều độ, và cường độ.
Nên chọn những môn tập có khả năng vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, như các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ, bơi ếch thư giãn…
Bệnh nhân tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) nên hoạt động nhẹ nhàng vào lúc trời mát như buổi sáng hoặc chiều tối.
Tránh để máy điều hòa ở nhiệt độ thấp
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng (cách biệt quá xa giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời) sẽ khiến mạch máu co lại đột ngột.
Dẫn đến huyết áp tăng cao, hoặc giãn nở đột ngột cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp, gây ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ngoài ra ở quá lâu trong phòng điều hòa, không khí không được lưu thông cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.