Cập nhật một số vấn đề tim mạch trong mùa dịch

Một câu hỏi hay được các bệnh nhân có bệnh tim mạch đặt ra là “liệu tôi có bệnh tim mạch thì tôi có dễ nhiễm virus Covid-19 hơn người bình thường hay không?”.

Chúng tôi có thể trả lời là “không”.

>> COVID-19 và bệnh mãn tính

>> Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Tăng Huyết Áp

Bệnh tim mạch không làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19

Virus có thể lây nhiễm ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những bệnh nhân có sẵn bệnh tim mạch thường có biểu hiện triệu chứng bệnh nhiều hơn và diễn tiến bệnh có thể nặng hơn so với người bình thường.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, khi virus Covid-19 tấn công vào cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương trực tiếp ở phổi dẫn đến giảm oxy trong máu.

Do phổi không còn hoạt động hiệu quả, để duy trì được lượng oxy cần thiết nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, tim phải đập nhanh hơn và co bóp mạnh hơn.

Chính vì thế, ở bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính với chức năng co bóp của tim yếu hơn và không thể đáp ứng kịp thời với tình trạng giảm oxy máu như người bình thường, triệu chứng nhiễm Covid-19 sẽ nặng hơn.

Những bệnh nhân tim mạch được xem có nguy cơ cao cho diễn tiến nặng của nhiễm Covid-19 bao gồm:

  • Bệnh nhân ghép tim
  • Bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi và có bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân có thai và có bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân vừa có bệnh tim mạch, vừa có bệnh phổi hay bệnh thận mạn tính
  • Bệnh nhân bệnh mạch vành chưa được kiểm soát triệu chứng ổn định, bệnh nhân có tiền căn nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành  
  • Suy tim nặng với triệu chứng khó thở giới hạn hoạt động hàng ngày, suy tim từng phải nhập viện trong 1 năm vừa qua
  • Bệnh van tim (hở van, hẹp van) nặng
  • Bệnh cơ tim (bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim dãn nở…) nặng với triệu chứng khó thở làm hạn chế sinh hoạt hàng ngày
  • Bệnh tim bẩm sinh nặng, phức tạp (Fontan, tâm thất độc nhất, tim bẩm sinh có tím), hay các bệnh tim bẩm sinh khác kèm theo bệnh phổi, tăng áp phổi, suy tim
  • Các bệnh lý tim mạch khác: đái tháo đường (tiểu đường), đột quỵ, tăng huyết áp (cao huyết áp)

Đối với những bệnh nhân kể trên, biện pháp phòng ngừa chính là tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo về dãn cách xã hội, tránh tiếp xúc gần với người khác, tránh tiếp xúc người có triệu chứng bệnh, rửa tay thường xuyên…

Để đảm bảo dãn cách xã hội hiệu quả và kiểm soát ổn định các bệnh lý tim mạch, chúng ta nên tuân thủ các nguyên tắc sau trong điều trị các bệnh tim mạch:

  • Bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính đang điều trị ổn định với các thuốc được chỉ định bởi bác sĩ, nên tiếp tục điều trị với các thuốc được kê toa theo lần tái khám định kỳ trước đó.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, luyện tập thể lực thường xuyên phù hợp với mức độ gắng sức của bản thân
  • Hạn chế sử dụng rượu, chất kích thích, các thuốc/thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau nhức (corticoides, NSAIDS) nếu không cần thiết và không có chỉ định của bác sĩ
  • Liên hệ với bác sĩ điều trị hay đến ngay bệnh viện khi có các triệu chứng nặng hơn của bệnh
Cập nhật một số vấn đề tim mạch trong mùa dịch

Tăng huyết áp

Hiện không có bằng chứng khoa học cho thấy các thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng (ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn beta, chẹn kênh canxi, lợi tiểu) làm bệnh nhân dễ nhiễm Covid-19 hay làm triệu chứng nhiễm bệnh nặng hơn.

Đến bệnh viện khám ngay nếu huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg, đặc biệt khi có các triệu chứng: đau ngực, khó thở, yếu tay chân, nói khó, mất thị lực đột ngột.

Bệnh động mạch vành

Những phản ứng viêm của cơ thể xảy ra khi tiếp xúc với virus có khả năng làm tăng nguy cơ vỡ các mảng xơ vữa ở lòng động mạch vành, đặc biệt ở bệnh nhân đã có sẵn hẹp động mạch vành trước đó.

Vì thế, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng đau thắt ngực nên đến cơ sở khám bệnh ngay lập tức.

Suy tim

  • Tuân thủ điều trị và ổn định tình trạng suy tim mạn góp phần hạn chế triệu chứng nặng của nhiễm Covid-19.  
  • Khi khó thở diễn tiến nặng hơn so với giai đoạn ổn định trước đây, phù chân, tăng cân nhiều (tăng > 2 kg trong 3 ngày), đau ngực, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến bệnh viện tái khám ngay mà không nên chần chờ.

Rối loạn nhịp

Những bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada có thể xuất hiện các cơn rối loạn nhịp nguy hiểm khi sốt cao.

Vì thế, những bệnh nhân này cần được hạ sốt tích cực và đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được theo dõi sát. 

Rung nhĩ hay các bệnh lý tim mạch khác (van tim nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch…) đang sử dụng thuốc chống đông máu

Nếu bệnh nhân đang dùng ổn định các loại thuốc kháng đông thế hệ mới mà không có các triệu chứng chảy máu, bệnh nhân có thể dùng thuốc tiếp tục theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông đối kháng vitamin K (warfarin, acenocoumadine…), không nên tự ý tiếp tục mua thuốc theo liều các toa thuốc cũ.

Mà cần đến cơ sở y tế kiểm tra xét nghiệm đánh giá mức độ loãng máu (xét nghiệm INR) để chỉnh liều thuốc thích hợp, tránh nguy cơ chảy máu nặng và nguy hiểm tính mạng do quá liều thuốc.  

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Tuân Trị Thế Giới 27.03.2025
Ngày Tuân Trị Thế Giới #WorldAdherenceDay được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 27/03/2025, đây là sáng kiến toàn cầu từ Liên đoàn Tim mạch Thế Giới (World Heart Federation) cùng với nhiều đơn vị, liên đoàn quốc tế khác chung tay hỗ trợ. Ngày Tuân Trị Thế Giới nhấn mạnh tầm quan trọnggreen
Xem thêm
4 cách thư giãn giúp bạn kiểm soát huyết áp
Cuộc sống với bệnh tăng huyết áp đã là một thử thách, khiến việc tận hưởng những điều bình thường trở nên khó khăn. Thêm vào đó, sự căng thẳng, một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại, khiến việc kiểm soát huyết áp trở nên phức tạp hơn.   Bạn đừng logreen
Xem thêm
10 câu hỏi về thuốc và cách sử dụng mà có thể bạn chưa biết
Đầu tiên, để sử dụng thuốc đúng cách, bạn phải luôn nhớ :  Tham khảo đơn thuốc của bác sĩ  Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc  Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ, triệu chứng hoặc phản ứng bất thườnggreen
Xem thêm