COVID – 19 và tăng huyết áp ở yên nhưng không ngừng vận động

Vì sao cần tập thể dục?

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn với mỗi người, đặc biệt là trong thời kì cách ly do dịch bệnh SARS – COVI – 2.

>> Điều dưỡng – “Người hùng” thầm lặng đằng sau sự khỏe mạnh của bệnh nhân

>> Giới Tính có ảnh hưởng lên Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) không?

Trong điều trị tăng huyết áp (cao huyết áp), các biện pháp thay đổi lối sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tăng cường hoạt động thể lực là một phần không thể thiếu trong các biện pháp thay đổi lối sống.

Tác dụng của tập thể dục:

  • Giúp làm giảm trị số huyết áp 4 – 5 mmHg [1]
  • Làm giảm 15% tử vong do tăng huyết áp [2]
  • Giảm tình trạng rối loạn mỡ máu
  • Giảm lo âu, căng thẳng
  • Duy trì cân nặng thích hợp
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ
COVID – 19 và tăng huyết áp ở yên nhưng không ngừng vận động

Dịch bệnh diễn ra ảnh hưởng như thế nào?

Dịch Covid – 19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu. Đến ngày 18/04/2020 đã lan rộng ra 211 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Trong dịch bệnh này, nhóm bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nhất là những bệnh nhân tuổi cao, có bệnh lý nền từ trước như tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường), bệnh tim mạch khác, ung thư… (Theo Bộ Y tế ncov.moh.gov.vn)

Ngày 01/04/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về giãn cách xã hội để phòng chống sự lây nhiễm của dịch Covid – 19.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta dành thời phần lớn hoặc toàn bộ thời gian ở nhà, các không gian sinh hoạt chung thường để tập thể dục như công viên, vườn hoa, các phòng tập thể dục …

Đều đóng cửa. Tuy nhiên, thay vì ngừng luyện tập, hãy chuyển sang các bài luyện tập tại nhà.

Tập như thế nào?

Không quá khó để lựa chọn phương thức tập luyện tại nhà, điều quan trọng là lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với sở thích, hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe của bạn.

Nếu nhà bạn đã có sẵn máy chạy bộ, máy đạp xe đạp thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu ngay.

Nếu nhà bạn không có sẵn các thiết bị tập luyện hỗ trợ, đừng lo lắng vì tất cả những gì bạn cần chỉ là là một khoảng không gian nhỏ để tập aerobic, yoga hoặc có thể thực hiện các động tác thể dục tại chỗ, hoặc có thể leo cầu thang …

Cường độ tập luyện cần thiết là ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5- 7 ngày mỗi tuần. Nên chia bố cục buổi tập gồm: Khởi động 5 – 10 phút, bài tập chính 20 – 30 phút, thư giãn: 5 phút, hít sâu thở đều trong suốt quá trình tập  [1].

COVID – 19 và tăng huyết áp ở yên nhưng không ngừng vận động 1

Lưu ý [3,4]


Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp) theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cần nhớ rằng:

  • Nếu ngoài tăng huyết áp (cao huyết áp), bạn còn có các bệnh lý khác kèm theo, thì nên tham vấn bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.
  • Không tập thể dục khi huyết áp đang tăng cao, đặc biệt là ≥ 180/110 mmHg, khi đang có các triệu chứng khác như đau đầu, sốt…
  • Nên ngừng tập ngay và đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng sau:
    o Đau, tức, đè nặng ngực
    o Khó thở quá mức
    o Hoa mắt
    o Mệt mỏi

    Nguồn tham khảo
  1. Williams B., Mancia G., Spiering W. và cộng sự. (2018). 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. Eur Heart J, 39(33), 3021–3104.
  2. Rossi A., Dikareva A., Bacon S.L. và cộng sự. (2012). The impact of physical activity on mortality in patients with high blood pressure: a systematic review. J Hypertens, 30(7), 1277–1288.
  3. https://www.who.int/news-room/q-a-detail/be-active-during-covid-19
  4. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/254746/9789290618010-hyp-mod5-eng.pdf;jsessionid=39A68F50E8B5D4BB8E89F63D72FD1DB4?sequence=5

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm