Giải tỏa căng thằng mùa dịch

Việc thay đổi các thói quen (đi chùa, đến công viên, thăm viếng, khám bệnh…) và thích nghi với hoàn cảnh mới trong bối cảnh giãn cách xã hội không phải là dễ đặc biệt với người lớn tuổi và có bệnh mạn tính. Các thay đổi này có thể gây cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.

>> Tăng huyết áp – Nguyên nhân và cách phòng bệnh ở Nam và Nữ

>> Tại sao bệnh nhân Tăng huyết áp & Đái tháo đường cần được quan tâm trong mùa dịch?

Giải tỏa căng thẳng bằng các biện pháp dưới đây

Tinh thần cũng là một trong những yếu tố của sự khoẻ mạnh, vì ảnh hưởng lên hệ miễn dịch. Sau đây là những lời khuyên giúp các bạn duy trì cân bằng:

1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Ăn uống đầy đủ, thường xuyên và bổ dưỡng. Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất giúp giảm bớt lo âu. Các thực phẩm như rau, trái cây, hạt ngũ cốc cũng có ích.

Các thực phẩm nhiều đường như bánh, sô-cô-la có thể làm bạn lo lắng nhiều hơn, chỉ nên sử dụng hạn chế. Tương tự với rượu bia.

Nhâm nhi một tách trà hoặc cà-phê trong khung cảnh yên tĩnh có thể giúp xoa dịu những lo lắng

2. SỐNG CHẬM

Mở cửa sổ thông thoáng, tận hưởng thời gian nghỉ ngơi tại nhà: đi dạo quanh vườn, lau dọn bàn ghế, trồng cây… đều có thể làm dịu nỗi lo lắng.

Bạn cũng có thể thư giãn với các hoạt động giải trí: nghe nhạc, đọc sách, chơi ô chữ, đan áo, may vá, sơn nhà, vẽ tranh,… Bất cứ việc nào bạn luôn mong muốn làm nhưng chưa thực hiện được vì thiếu thời gian

3. KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Sử dụng các phương tiện trực tuyến để liên lạc với người thân qua Zalo/ Facebook Messenger/ Skype/ Viber, hoặc gọi điện thoại cho họ.

Điều này giúp bạn có người chia sẻ, có liên lạc với xã hội bên ngoài. Lắng nghe và hỗ trợ người thân cũng giúp bạn bớt căng thẳng.

Giải tỏa căng thằng mùa dịch

4. LÊN KẾ HOẠCH

Lên danh sách các việc cần làm như dọn tủ chén, săp xếp phòng, bỏ bớt các vật dụng cũ, cắt cỏ trong vườn,… Bạn không cần phải làm tất cả mọi việc cùng một lúc, danh sách giúp bạn lên kế hoạch và thực hiện các mục tiêu lần lượt.

Cảm giác hoàn thành mục tiêu đề ra giúp bạn cảm thấy vui hơn

5. NÓI KHÔNG VỚI TIÊU CỰC

Chỉ nên nghe tin tức, đọc báo, coi tivi, … một lần một ngày. Việc cập nhật thông tin về COVID-19 là cần thiết, nhưng không nên quá nhiều, vì sẽ gây căng thẳng quá mức.

6. HÍT THỞ

Bài tập đơn giản này rất có ích khi bạn thấy căng thẳng. Tìm một tư thế thoải mái, thả lỏng, tập trung vào hơi thở, hít vào sâu, đếm đến 5, sau đó bắt đầu thở ra, đếm đến 10.

Lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi bạn thấy nỗi lo đã dịu xuống và trở lại công việc

Các điều này giúp bạn giải stress, làm cuộc sống có ý nghĩa hơn trong mùa dịch.

Dịch bệnh nguy hiểm, nhưng sự lo lắng cũng nguy hiểm không kém.

Nguồn: Hội Tim mạch Hoa Kỳ

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm