Tại sao bệnh nhân Tăng huyết áp & Đái tháo đường cần được quan tâm trong mùa dịch?

Ngày 11/03/2020, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2), hay COVID-19, đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố là đại dịch toàn cầu.

>> Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) Nguy Hiểm Như Thế Nào?

>> Tăng huyết áp (Cao huyết áp) – Nguyên nhân và cách phòng bệnh ở Nam và Nữ

Tính đến 10h30ph ngày 10 tháng 04 năm 2020, trên thế giới đã có 1.604.072 ca nhiễm được ghi nhận với 95.731 trường hợp tử vong, Việt Nam đã ghi nhận có 255 trường hợp nhiễm, chưa có ca tử vong (theo website chính thức của Bộ y tế: ncov.moh.gov.vn).

Điểm đặc biệt của dịch COVID-19 lần này là tốc độ lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng và những trường hợp diễn biến nặng, nguy cơ tử vong thường tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng cao tuổi, có bệnh lý nền từ trước như tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường), bệnh tim mạch, ung thư… vốn khả năng đề kháng của hệ thống miễn dịch cơ thể đã bị suy giảm.

Ngoài ra, dịch bệnh đã đặt ra và đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kiềm chế sự lây lan, tiến tới kiểm soát được dịch bệnh như đẩy mạnh truyền thông về tình hình dịch bệnh, sự nguy hiểm.

Đặc biệt với những nhóm đối tượng nguy cơ, yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, tiếp xúc, …

Điều này ở 1 khía cạnh nào đó sẽ ảnh hưởng đến những bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) của chúng ta.

Bệnh nhân có thể lo lắng về tình hình dịch bệnh cũng như bệnh tật của bản thân, khiến số đo huyết áp không ổn định, tăng cao hơn so với mức huyết áp nền; thậm chí nếu lo lắng thái quá, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol – 1 loại hormon có tác dụng chống stress, có thể khiến đường máu cao hơn so với bình thường.

Tại sao bệnh nhân Tăng huyết áp & Đái tháo đường cần được quan tâm trong mùa dịch?

Một số bệnh nhân vì yêu cầu hạn chế đi lại nên có thể trì hoãn việc khám lại theo hẹn, không liên hệ với bác sỹ để được tư vấn và cũng không tiếp tục mua thuốc để dùng tiếp, nghĩ là “chờ vài bữa dịch bệnh qua rồi đi khám cũng được!”.

Điều này thật sự nguy hiểm vì tăng huyết áp (cao huyết áp) và đái tháo đường (tiểu đường) đều là những bệnh lý mạn tính, thường không có các triệu chứng, dấu hiệu rõ ràng; tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng cấp tính, nặng nề, thậm chí đe doạ tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, …

Không phải ngẫu nhiên mà thế giới đã gọi tăng huyết áp (cao huyết áp) là “kẻ giết người thầm lặng” vì chỉ riêng tăng huyết áp (cao huyết áp) và đái tháo đường (tiểu đường).

Mỗi năm đã là nguyên nhân gây tử vong của hàng chục triệu người trên thế giới, cao hơn số ca tử vong vì COVID-19 nhiều lần!

Về mặt xã hội, hạn chế đi lại trong mùa dịch bệnh có thể ảnh hưởng phần nào đến việc mua các thực phẩm thiết yếu cho các gia đình.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) có thể bị thay đổi, thay vì duy trì không ăn mặn, hạn chế đường và tinh bột, đồ mỡ, đồ chiên xào và phủ tạng động vật, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi…

Bệnh nhân có thể lại dùng các thực phẩm công nghiệp như mỳ gói ăn liền, đồ hộp, … vốn không được khuyến cáo.

Giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc cũng có thể làm giảm sự quan tâm của con cháu dành cho ông bà, bố mẹ, nhất là ở khu vực đô thị với xu hướng sống riêng giữa các thế hệ đã tương đối phổ biến.

Do suy nghĩ “giữ cho ông bà, hạn chế nguy cơ lây nhiễm” nên trong giai đoạn dịch bệnh, con cháu có thể ít về thăm, ít để ý đến chế độ ăn uống, dùng thuốc của bố mẹ, ông bà, mà chủ yếu là hỏi thăm sức khoẻ qua điện thoại, nghĩ là mọi việc vẫn ổn; trong khi bố mẹ, ông bà cũng không muốn làm phiền, ảnh hưởng đến con cháu.

Con cháu có thể không nắm được việc dùng thuốc, theo dõi con số huyết áp, đường máu gần đây, thậm chí cả một số dấu hiệu báo trước bệnh của ông bà, bố mẹ như mệt, tức nặng ngực, …

Do vậy, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) cần được quan tâm, chăm sóc cẩn thận hơn trong giai đoạn dịch COVID bùng nổ do đây là đối tượng có bệnh nền, có thể diễn biến nặng hơn nếu bị nhiễm virus.

Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về những thay đổi cuộc sống trong thời kỳ dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị (chế độ ăn uống, dùng thuốc, theo dõi bệnh) cùng những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra nếu không thực hiện tốt.

Người nhà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, hỗ trợ hệ miễn dịch, đảm bảo việc tuân thủ điều trị, phối hợp với bác sỹ điều trị để điều chỉnh phác đồ thuốc cho bệnh nhân nếu cần thiết.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm