Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2

Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2

>> Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ?

>> Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp)

Theo các bác sĩ, chuyên gia tại Vũ Hán, bệnh nhân tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) có nguy cơ tử vong cao khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

Tuy chưa có bất kì nghiên cứu chính thức nào, nhưng đây là kết luận được đưa ra bởi các chuyên gia y tế dựa trên dữ liệu từ các ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Vũ Hán.

Trong số 170 người nhiễm bệnh tử vong trong tháng 1/2020 tại Vũ Hán – gần 1 nửa trong số này có tiền sử Tăng Huyết Áp.

Tỉ lệ tử vong của Covid-19 theo tuổi, giới tính, bệnh đồng mắc

Có 2 nguồn dữ liệu về tỉ lệ tử vong của Covid-19 theo tuổi, giới và các bệnh đồng mắc.

Nguồi dữ liệu liệu thứ nhất dựa trên báo cáo của WHO-China Joint Mission được công bố vào ngày 28-02-2020, gồm 55,924 ca nhiễm bệnh được chẩn đoán xác định dựa trên xét nghiệm.

Nguồn dữ liệu thứ hai dựa trên dữ liễu của CCDC của Trung Quốc công bố vào ngày 17-2-2020 dựa trên 72314 trường hợp Covid-19 (xác định, nghi ngờ và không triệu chứng).

1. Tỉ lệ tử vong theo nhóm tuổi

Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2 1

2. Tỉ lệ tử vong theo giới tính

Nam giới có tỉ lệ tử vong cao hơn, có thể do thói quen hút thuốc lá. Việc hút thuốc có thể làm tăng các nguy cơ liên quan đến đường hô hấp:

Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2 2

3. Tỉ lệ tử vong theo bệnh đồng mắc

Chưa có bất kì kết luận nào về tỉ lệ tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến bất kì tiền sử bệnh lý nào. Hiện chỉ có thống kê về tỉ lệ tử vong của người có tiền sử bệnh khi bị nhiễm SARS-CoV-2 :

Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2 3

Như vậy, khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có bệnh lý kèm theo là tăng huyết áp (cao huyết áp), đái tháo đường (tiểu đường) thì nguy cơ bệnh diễn biến xấu, tử vong có thể sẽ cao hơn. Do đó, những đối tượng này phải lưu ý hơn trong mùa dịch.

Vì vậy, nếu bạn đang là bệnh nhân Tăng huyết áp (Cao huyết áp) hoặc Đái tháo đường (tiểu đường) thì trong thời gian này nên ở nhà và hạn chế di chuyển tối đa.

Nếu trong gia đình có người có yếu tố nguy cơ (trên 60 tuổi hoặc có bệnh nền/bệnh đồng mắc) thì càng nên ở nhà và hạn chế di chuyển, đến chỗ đông người trong thời gian này.

Nguồn:

Top Coronavirus Doctor in Wuhan Says High Blood Pressure Is Major Deat
https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-09/top-virus-doctor-says-high-blood-pressure-is-major-death-risk?utm_campaign=socialflow-organic&utm_source=facebook&cmpid=socialflow-facebook-business&utm_content=business&utm_medium=social

Age, Sex, Existing Conditions of COVID-19 Cases and Deaths
https://www.worldometers.info/coronavirus/coronavirus-age-sex-demographics/

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm