Tăng huyết áp và bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn (chronic kidney disease) là thuật ngữ chuyên môn để chỉ tình trạng suy giảm cấu trúc, chức năng của thận trong thời gian dài. Bệnh thận mạn có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến bệnh tăng huyết áp.

>> Chạy bộ đúng cách vì sức khỏe tim mạch

Tăng huyết áp và bệnh thận mạn

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn là mối tương quan mang tính hai chiều. Một mặt, bệnh tăng huyết áp làm hệ thống động mạch ở thận bị tổn thương, ảnh hưởng quá trình lưu thông máu đến thận.

Do thiếu nguồn dinh dưỡng và oxi cần thiết, chức năng lọc chất thải của thận ngày một suy giảm, dẫn đến các chứng bệnh phổ biến như suy thận, viêm thận, bệnh thận mạn. Trường hợp xấu, người bệnh thận mạn phải chạy thận nhân tạo hoặc cấy ghép thận.

Ở chiều hướng ngược lại, thận phản ứng bằng cách tiết ra các loại hormones giữ nước và muối trong cơ thể. Lượng dung dịch và muối dư thừa này càng khiến bệnh tăng huyết áp thêm trầm trọng, tạo thành vòng tròn luẩn quẩn và nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Tăng huyết áp và bệnh thận mạn 1

Chẩn đoán bệnh thận mạn ở người tăng huyết áp

Cả bệnh thận mạn và bệnh tăng huyết áp đều không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì rõ ràng. Những dấu hiệu như choáng váng, mờ mắt, nước tiểu có mùi và màu bất thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã chuyển biến nặng.

Chính vì vậy, đợi chờ có triệu chứng mới đi khám nghĩa là bạn đang đánh cược với tính mạng của mình.

Cách hữu hiệu nhất để bạn sớm phát hiện bệnh tăng huyết áp là đo huyết áp thường xuyên (tại nhà hoặc cơ sở y tế), trong khi bệnh thận mạn có thể được chẩn đoán qua hai xét nghiệm:

  • Thử nước tiểu để kiểm tra hàm lượng protein trong nước tiểu
  • Thử máu để xác định lượng máu mà thận lọc được trong 1 phút.

Hai loại xét nghiệm này đều nhanh chóng, không gây đau đớn và không quá tốn kém. Vấn đề duy nhất là bạn phải đến bệnh viện, cơ sở y tế để xét nghiệm chứ không thể tự thực hiện ở nhà.

Cách phòng tránh và kiểm soát

Ở người bệnh thận mạn nói chung, và người vừa bệnh thận mạn vừa tăng huyết áp nói riêng, rèn luyện thói quen sống lành mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu để phòng tránh, điều trị bệnh. Bạn có thể tập sống khỏe mạnh, lạc quan bằng cách:

  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế muối, chất béo bão hòa và tăng cường rau củ quả, thực phẩm ít béo.
  • Năng tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 30-45 phút mỗi ngày, 4-5 ngày / tuần.
  • Kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI)
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện
  • Nghỉ ngơi thư giãn, ngủ đủ giấc

Tùy theo thể trạng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc hỗ trợ điều trị. Hai loại thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng rõ rệt với bệnh thận mạn là chất ức chế men chuyển angiotensin (ACEs) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs).

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng được dùng phối hợp để tăng hiệu quả đào thải nước tiểu của thận ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Ghi nhớ

  1. Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh thận mạn.
  2. Ngược lại, rối loạn chức năng thận cũng khiến bệnh tăng huyết áp thêm trầm trọng.
  3. Cả bệnh thận mạn và tăng huyết áp đều không biểu hiện triệu chứng gì cụ thể.
  4. Bạn nên thường xuyên đo huyết áp, đến bệnh viện thử máu, thử nước tiểu để sớm xác định bệnh.
  5. Cách hữu hiệu nhất để phòng tránh tăng huyết áp và bệnh thận mạn là ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi thư giãn.
  6. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị hai căn bệnh này.
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm