Hỏi – đáp về đo huyết áp

Tăng huyết áp hay được gọi là Kẻ giết người thầm lặng vì đây là bệnh mãn tính rất nguy hiểm, nhưng thường không biểu hiện triệu chứng và đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sớm chẩn đoán, điều trị bệnh tăng huyết áp nhờ thói quen thường xuyên kiểm tra huyết áp với bác sĩ, tại cơ sở y tế gần nhất hay thậm chí là ngay tại nhà.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp khi tiến hành đo huyết áp cho bản thân hoặc thành viên trong gia đình bạn.

>> Ăn chay và lợi ích cho người bệnh tăng huyết áp

>> Bạn nên và không nên ăn gì khi bị stress?

Hỏi - đáp về đo huyết áp

Tại sao huyết áp của tôi lúc cao, lúc thấp? Như vậy có nguy hiểm không?

Huyết áp dao động trong ngày là hiện tượng hết sức bình thường. Về lý thuyết, huyết áp của bạn sẽ tăng vào ban ngày, hoặc sau khi vận động mạnh, và giảm nhẹ vào ban đêm trong lúc ngủ.

Sở dĩ như vậy là do tim và huyết áp của bạn đang phản hồi lại những thay đổi mang tínhvsinh học theo chu kỳ 24 giờ.

Hiện tượng này chỉ trở nên nguy hiểm khi sự dao động huyết áp lớn (chênh lệch tối thiểu 20 mmHg ở huyết áp tâm trương hoặc huyết áp tâm thu), xảy ra không theo chu kỳ (ví dụ tăng vào ban đêm hoặc đột ngột tăng mạnh lúc sáng sớm).

Đó là lý do vì sao bạn nên thường xuyên đo huyết áp, nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện dấu hiệu tăng huyết áp, có sự can thiệp phù hợp và kịp thời.

Tôi nên đo huyết áp vào lúc nào?

Đây là thắc mắc cực kỳ phổ biến, nhất là với người tiến hành đo huyết áp tại nhà. Trên thực tế, không hề có mốc thời gian cố định cho việc đo huyết áp.

Tuy nhiên do huyết áp dao động trong ngày, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn đo ít nhất hai lần mỗi ngày (thường là vào buổi sáng và buổi tối).

Khi đã chọn ra mốc thời gian, bạn nên giữ nguyên thói quen đo huyết áp đúng giờ để có cơ sở so sánh, theo dõi và hỗ trợ chẩn đoán tăng huyết áp.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt của mỗi người, sẽ có vài yếu tố nhất định ảnh hưởng đến thời điểm đo huyết áp của bạn.

Hỏi - đáp về đo huyết áp 1

Vậy những yếu tố đó là gì?

Mặc dù có thể tự ý chọn thời điểm đo huyết áp, bạn nên lưu ý những chỉ định sau để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo thực tế:

  • Không đo huyết áp vào buổi sáng sớm, ngay sau khi thức dậy vì đây là thời điểm huyết áp của bạn sẽ tăng cao theo chu kỳ sinh học của cơ thể.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, uống cà phê, tập thể dục thể thao ngay trước khi đo huyết áp vì sẽ làm sai lệch kết quả.
  • Chỉ đo huyết áp khi tinh thần thực sự thoải mãi, thư giãn. Bực bội, căng thẳng, áp lực tinh thần đều khiến huyết áp của bạn tăng lên.
  • Nhiều loại thuốc điều trị có tác dụng tức thời đến huyết áp. Chính vì vậy bạn nên luôn luôn đo huyết áp trước khi uống thuốc.
  • Đo huyết áp trước bữa ăn. Khi ăn no, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng sẽ khiến huyết áp của bạn không ổn định.

Thế nào là tư thế đo huyết áp đúng nhất?

Ít người biết rằng tư thế đo huyết áp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ chính xác. Bạn có thể đo huyết áp ở tay trái hoặc tay phải, nhưng cần chọn chỗ yên tĩnh, ngồi thư giãn 3-5 phút trước khi đo.

Vòng bít cần được quấn trực tiếp trên bắp tay, thế nên bạn phải cởi áo khoác ngoài hoặc chọn trang phục rộng rãi, thoải mái. Trong lúc đo huyết áp, chú ý ngồi thẳng lưng, đặt tay trên bàn sao cho vòng bít ở ngang tim và không cười nói, đùa giỡn.

Bạn không được ngồi vắt chân, khom người về phía trước vì như vậy sẽ khiến số đo huyết áp bị sai lệch.

———-OoO———-

Hiểu được tầm quan trọng của việc đo huyết áp trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh tăng huyết áp, chuyên trang Ngày Đầu Tiên xin giới thiệu đến bạn chương trình Tầm soát tăng huyết áp miễn phí.

Chương trình được triển khai trong suốt tháng 6 và tháng 7, tại hơn 20 bệnh viện trên khắp cả nước.

Để đăng ký đo huyết áp cho chính mình và người thân, cũng như tìm hiểu thêm thông tin về chương trình, xin mời bạn tham khảo tại đây.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm