Theo Hội Tim mạch học Việt Nam: Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình

Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các ca tử vong do bệnh tim mạch (41%) và đột quỵ (51%).

Tăng huyết áp ngày càng phổ biến, trở thành một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay.

Từ năm 2006, Liên đoàn tăng huyết áp thế giới đã phối hợp với Hiệp hội quốc tế tăng huyết áp chọn ngày 17/5 hàng năm là Ngày Tăng huyết áp thế giới.

Tại Việt Nam, Chương trình Quốc gia phòng chống các bệnh tim mạch Việt Nam cũng đã nhiều lần phát động “Tuần lễ toàn dân đi đo huyết áp” vào tháng 5 hàng năm được triển khai tích cực tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bệnh tăng huyết áp – căn bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam: Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình

1)    AI CÓ NGUY CƠ BỊ TĂNG HUYẾT ÁP?

Bất kì ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra tại 8 tỉnh và thành phố năm 2009 cho thấy, tỉ lệ tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%; tức là cứ bốn người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp. Tỉ lệ này gần đây còn đang có khuynh hướng tăng lên một cách khá rõ.

Vấn đề đáng quan tâm hơn là có đến 51,6% người tăng huyết áp nhưng không biết mình bị tăng huyết áp; có 38,9% người bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị và có đến 63,7% người tăng huyết áp được điều trị nhưng không đạt được huyết áp mục tiêu (< 140/90 mmHg).

Hiện con số tử vong do tăng huyết áp mỗi năm vào khoảng 9,4 triệu người, nhiều hơn tổng dân số của TP.HCM năm 2019.

2)    CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì chỉ có một số ít bệnh nhân gặp phải những triệu chứng gợi ý như hoa mắt, chóng mặt, có những cơn bừng mặt hoặc khi đã có tổn thương cơ quan như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, tổn thương đáy mắt gây nhìn mờ.

Còn rất nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không hề gặp phải các triệu chứng cơ năng hay các dấu hiệu cảnh báo trước. Chỉ đến khi tình cờ khám bệnh hoặc đã bị một triệu chứng nặng nào đó, họ mới biết mình đã bị tăng huyết áp.

>> Xem thêm Phân loại và tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp

Chính vì vậy, biện pháp duy nhất để biết có bị tăng huyết áp hay không là phải đo huyết áp để biết được chính xác con số huyết áp của bản thân.

CÁCH ĐỌC SỐ ĐO HUYẾT ÁP

Huyết áp có 2 con số: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ứng với số trên ở máy đo huyết áp, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ứng với số dưới ở máy đo huyết áp.

Nếu bạn thấy huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90mmHg, bạn đã bị tăng huyết áp.

Việc kiểm tra huyết áp và nắm được số đo huyết áp của bản thân là cực kì quan trọng, bạn có thể dùng một số ứng dụng hỗ trợ chuyên nghiệp như Ứng dụng Ngày đầu tiên. GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, dành lời khuyên cho tất cả mọi người là: “Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình.”

3)CÁC BIỆN PHÁP NGỪA TĂNG HUYẾT ÁP

Độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng cho bản thân một lối sống hợp lý ngay từ lúc còn trẻ:

1.    Bớt ăn mặn, bớt ăn thức ăn nhiều mỡ động vật hoặc có chứa nhiều cholesterol

2.    Hạn chế rượu, bia. Nói không với thuốc lá.

3.    Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh. Tránh bị lạnh đột ngột.

4.    Khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên kiểm tra số đo huyết áp và làm một số xét nghiệm cơ bản nhất (điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu…)

Nếu phát hiện đã bị tăng huyết áp, hãy tích cực điều chỉnh lối sống hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn hãy nhớ, điều trị tăng huyết áp là phải điều trị lâu dài, liên tục. Vì vậy, hãy kiên nhẫn.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm