Tự theo dõi huyết áp tại nhà

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, có nghĩa là, hiếm khi nó gây ra các triệu chứng rõ nét và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tới mức buộc người bệnh phải đi khám.

>> Thay đổi lối sống – Thay đổi cuộc đời

>> Âm nhạc giúp điều hòa tăng huyết áp

Bệnh nhân chỉ biết khi thông qua các lần tình cờ khám sức khỏe, hoặc cho tới khi các biến chứng của bệnh xuất hiện, ví dụ như đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim. Ngay kể cả khi đã phát hiện ra tình trạng tăng huyết áp, cũng có một tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân chưa có sự kiểm soát và điều trị hợp lý tình trạng huyết áp của mình.

Tự theo dõi huyết áp tại nhà

Vai trò của việc tự theo dõi huyết áp tại nhà

Chỉ số huyết áp là một chỉ điểm quan trọng phản ánh hiệu quả điều trị, giúp bác sĩ của bạn quyết định xem nên tiếp tục duy trì các loại thuốc hiện dùng, hay nên thay thế hoặc kết hợp thêm các nhóm thuốc khác.

Chỉ số này khá dao động theo từng thời điểm trong ngày, và nó cũng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác,bao gồm mức độ hoạt động thể lực, các thay đổi về tâm lý tình cảm, stress, tác dụng của các thuốc khác và thậm chí chịu ảnh hưởng bởi cả một số nhóm thực phẩm.

Chỉ số huyết áp tại một thời điểm xác định giống như một lát cắt, chỉ giúp phản ánh con số huyết áp tại thời điểm đo. Trong khi đó, chie số huyết áp được đo tại nhà ở nhiều thời điểm khác nhau sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn dễ dàng hình dung ra biểu đồ huyết áp của bạn thay đổi ra sao, từ đó, giúp bác sĩ nhận biết và có sự điều chỉnh phù hợp trong chiến lược điều trị tăng huyết áp, nhằm duy trì mức huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh thầm lặng này.

Mặt khác, việc đo tại nhà cũng giúp bạn tránh khỏi các áp lực tâm lý không cần thiết khi tới khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám. Những áp lực này làm tăng huyết áp giả và gây ra một hội chứng được biết đến với cái tên “Hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng”.

Lựa chọn máy đo huyết áp và thời điểm đo phù hợp.

Các thiết bị tự theo dõi huyết áp tại nhà giờ đây đã được thiết kế một cách khá trực quan và dễ sử dụng. Chỉ sau một vài lần hướng dẫn, bạn có thể tự đo được con số huyết áp của mình mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của người khác.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, máy đo huyết áp phù hợp nhất là loại đo tự động, có băng cuốn và đặt vị trí đo tại cánh tay. Máy đo huyết áp tại cổ tay và ngón tay thường không được khuyến cáo sử dụng, bởi chúng có thể đưa ra những con số không chính xác. Vì vậy, hãy lựa chọn những loại máy đo huyết áp có kích cỡ băng cuốn phù hợp, giúp ôm vừa đủ cánh tay bạn.

Bạn nên đo huyết áp vài ngày liên tục trước khi đến buổi hẹn khám với bác sĩ của mình, hoặc đo huyết áp hàng ngày sau khi có sự thay đổi nào đó về chế độ thuốc (ví dụ như tăng liều thuốc, hoặc sử dụng một nhóm thuốc mới).

Huyết áp hàng ngày nên được đo hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi tối. Những kết quả đo thường sẽ được tự lưu vào máy đo huyết áp điện tử, hoặc bạn có thể ghi lại vào nhật kí đo của mình để có thể trao đổi với bác sĩ.

Làm gì nếu con số huyết áp tự đo tại nhà quá cao?

Nếu bạn tự đo và phát hiện ra con số huyết áp của mình cao hơn một chút so với ngưỡng bình thường, hãy tự theo dõi các triệu chứng của cơ thể và đo lại thêm một vài lần vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Nếu con số huyết áp của bạn vượt quá ngưỡng 180/120 mmHg, hãy nằm nghỉ khoảng 5’ và đo lại. Nếu con số đó vẫn không thay đổi, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức, bởi rất có thể, bạn đang gặp cơn Tăng huyết áp.

Nếu con số của huyết áp của bạn vượt ngưỡng 180/120 mmHg và có MỘT trong những biểu hiện sau đây: đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu/liệt, thay đổi thị lực, đau đầu, buồn nôn hoặc khó nói, NGAY LẬP TỨC hãy gọi cấp cứu.

Đâu là con số huyết áp lý tưởng?

Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức huyết áp mục tiêu nào là phù hợp với bạn. Các mức huyết áp mục tiêu này rất khác nhau trên từng đối tượng. Nó phụ thuộc vào tuổi, các bệnh lý đi kèm khác (đặc biệt là đái tháo đường và các bệnh thận) và thể trạng chung của bạn.

Ngay cả khi huyết áp đã quay về mức bình thường, bạn không bao giờ được tự ý dừng sử dụng thuốc huyết áp.

Vì chính các thuốc đang sử dụng là yếu tố giúp duy trì huyết áp của bạn ở ngưỡng cho phép, và nếu bạn dừng sử dụng, mức huyết áp sẽ nhanh chóng tăng cao trở lại, và đi cùng với đó là các biến chứng có thể gây đe dọa tính mạng của bạn như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

SERV-NDT-30-11-2022-1

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm