10 mẹo nấu ăn dành cho bệnh nhân tăng huyết áp

Nấu bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình không hề dễ dàng, nhất là khi bạn hoặc người thân đang sống chung với bệnh tăng huyết áp.

Hãy cùng tham khảo 10 mẹo nấu ăn từ Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), giúp đảm bảo sức khỏe cần thiết cho bệnh nhân tăng huyết áp.

10 mẹo mà bạn nên biết khi nấu ăn để tốt cho bệnh tăng huyết áp

10 mẹo nấu ăn dành cho bệnh nhân tăng huyết áp

>> 7 món ăn vặt lành mạnh cho giới công sở

>> Khám bệnh tăng huyết áp hiệu quả

1. Tăng cường các loại rau, củ màu đậm (khoai lang, rau chân vịt, việt quất…)

Vì chúng thường chứa nhiều khoáng chất hơn. Khi chế biến, bạn chỉ nên luộc hoặc xào sơ để bảo lưu chất dinh dưỡng có trong rau.

2. Mọi loại rau củ đóng hộp đều chứa nhiều muối

Bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy rửa rau củ đóng hộp trong nước lạnh để giảm bớt lượng muối.

>> Tìm hiểu thêm một số cách hạn chế hấp thụ muối mỗi ngày.

3. Món ăn kèm

Cho bệnh nhân tăng huyết áp nên là một số thảo mộc (quế, húng, oải hương…), giấm táo, cà chua, hành tây, salad hoặc các loại sốt ít béo.

4. Nấu khẩu phần nhiều hơn

Hãy nấu khẩu phần ăn nhiều hơn và bảo quản trong tủ lạnh, phòng khi bạn quá mệt hoặc quá bận rộn, không nấu nướng được.

5. Sinh tố và nước ép trái cây rất tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp

Đây là món ăn vặt hoàn hảo vì dễ chế biến, không tốn thời gian lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng sữa, sữa chua ít hoặc không béo.

6. Các loại gia vị chế biến sẵn luôn chứa nhiều muối

Điều này làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp. Thay vì vậy, bạn nên lưu ý:

  • Thêm húng Tây cho các món cá, thịt nạc và súp.
  • Hạt thì là giúp món bánh mì, rau củ hầm bớt ngán.
  • Bông hẹ, nước chanh làm tăng hương vị cho salad, rau củ.
  • Hương thảo (rosemary) rất hợp với món có nhiều thịt, khoai tây, đậu.
  • Một lượng nhỏ bột cà ri là đủ để tạo hương vị nồng nàn cho món ăn.
  • Bột quế có thể là điểm nhấn mới lạ cho nhiều món trái cây, rau củ

10 mẹo nấu ăn dành cho bệnh nhân tăng huyết áp 1

7. Không phải mọi loại chất béo đều gây hại cho hệ tim mạch

Omega-3 đã được chứng minh có công dụng kiểm soát huyết áp, giúp người bệnh tăng huyết áp có đủ năng lượng hoạt động mỗi ngày. Bạn có thể hấp thụ Omega-3 từ cá và các loại hạt khác nhau.

8. Tự làm bánh mì, bánh muffin tại nhà chứ không nên mua ở tiệm bánh

Khi chế biến, bạn có thể dùng chuối, nước sốt táo để thay thế cho các loại bơ, mỡ, hương liệu – vốn không tốt cho huyết áp.

9. Dùng tinh bột

Khi dùng tinh bột, bạn hãy chọn các loại sản phẩm nguyên hạt (có đề chữ whole grain trên bao bì).

10. Luôn đọc kỹ bao bì, thành phần dinh dưỡng trước khi chọn mua bất kỳ nguyên liệu nào

Hành động đơn giản này sẽ giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát khẩu phần, muối, cholesterol nạp vào cơ thể.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm