Tổng quan về thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp
Thuốc lợi tiểu kiểm soát mức huyết áp như thế nào?
Ở người bệnh tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực. Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.
Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ hai yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn.
Một số nghiên cứu còn cho thấy thuốc lợi tiểu bổ trợ rất tốt cho các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc ức chế beta, chất ức chế men chuyển angiotensin…thông qua việc loại trừ tác dụng phụ thường thấy là tình trạng giữ nước trong cơ thể.
>> Nguồn thực phẩm có tác dụng lợi tiểu cho người bệnh tăng huyết áp
>> 5 loại thực phẩm nên tránh khi bị tăng huyết áp
Trường hợp nào nên và không nên dùng thuốc lợi tiểu?
Thuốc lợi tiểu thường được kê đơn như lựa chọn đầu tiên, hoặc một thành phần trong thuốc phối hợp theo liều cố định để giúp người bệnh kiểm soát mức huyết áp hiệu quả nhất.
Loại thuốc này đặc biệt tác động đến nhóm đối tượng trên 55 tuổi và người gốc African Caribbean.
Bên cạnh nhóm thiazide phổ biến nhất, bác sĩ có thể cân nhắc dùng nhóm loop diuretics và potassium-sparing diuretics cho bệnh nhân kích ứng với thiazide diuretics hoặc đã dùng 3 loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau.
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Có thể kể đến người mắc bệnh gút, bệnh về đường tiểu, rối loạn chức năng gan-thận, hội chứng Addison (còn gọi là suy thượng thận) và người có mức kali tự nhiên trong cơ thể thấp.
Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu là gì?
Cũng như đa số các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác, thuốc lợi tiểu cũng chứa tác dụng phụ mà bác sĩ nên cân nhắc, tìm hiểu trước khi kê đơn cho người bệnh cao huyết áp.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể ghi chú lại, đến bác sĩ khám hoặc đôi khi gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Đi tiểu thường xuyên hơn. Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu và có thể kéo dài vài tiếng sau khi uống thuốc.
- Rối loạn nhịp tim (arrhythmia). Người bệnh nên báo sớm với bác sĩ để có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.
- Biến đổi bất thường về điện giải trong cơ thể. Người bệnh nên tiến hành thử máu trước và trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu để kiểm tra hàm lượng kali, muối cũng như chức năng thận.
- Mệt mỏi, choáng váng. Dấu hiệu này sẽ giảm dần khi cơ thể người bệnh làm quen với thuốc. Nếu vẫn tiếp diễn liên tục, người bệnh nên đến khám bác sĩ.
- Cơ thể bị mất nước, thường xuyên cảm thấy khát.
- Chuột rút, cơ bắp nhức mỏi. Nếu đang dùng thuốc lợi tiểu nhóm potassium-sparing, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Khó thở hoặc sưng tấy ở mặt, cổ, môi, lưỡi. Người bệnh cần ngưng dùng thuốc lợi tiểu ngay lập tức và gọi cấp cứu.