Kiểm soát chỉ số khối cơ thể

Duy trì vóc dáng cân đối không chỉ khiến bạn cảm thấy tự tin, năng động hơn mà còn là biện pháp hữu hiệu, giúp ngăn ngừa hàng loạt các căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại như béo phì, tăng huyết áp

Và để hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát cân nặng, giới y học đã đặt ra một giá trị so sánh gọi là chỉ số khối cơ thể.

BMI và cách tính BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) là mức giá trị giúp xác định xem một người có đang duy trì cân nặng khỏe mạnh hay không. Thông số này được tính dựa trên tương quan giữa trọng lượng cơ thể và số đo chiều cao của bạn theo công thức:

                                    BMI = Trọng lượng / Chiều cao x Chiều cao

Ví dụ một người có trọng lượng 70 kg và chiều cao 1.75m thì chỉ số BMI của người đó sẽ là:

BMI = 70 : (1.75 x 1.75) = 22.9 kg / m2

Nhìn chung, mức BMI trung bình ở người trưởng thành là 18.5 – 24.9 kg/m2; giá trị này càng cao thì cơ thể người đó càng thừa chất béo.

Chính bởi sự tiện lợi, đơn giản trong cách tính toán nên BMI được sử dụng khá rộng rãi để sớm phát hiện tình trạng béo phì, thừa cân hoặc các vấn đề về cân nặng khác.

Bảng phân loại cân nặng ở người trưởng thành theo chỉ số BMI (Nguồn: WHO)

Tình trạng cân nặng BMI (kg/m2)
Thiếu cân < 18.50
Bình thường 18.50 – 24.99
Thừa cân ≥ 25.00
Béo phì độ 1 30.00 – 34.99
Béo phì độ 2 35.00 – 39.99
Béo phì độ 3 ≥ 40.00

Những lưu ý về BMI

Tất nhiên, đây là chỉ số đặc trưng của từng người và sẽ thay đổi theo từng thời kì; bạn không nên lạm dụng BMI để tự xác định tình trạng sức khỏe của mình tại nhà.

Trên thực tế, bác sĩ chỉ dựa vào chỉ số khối cơ thể trong giai đoạn đầu trước khi cân nhắc tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, có một số lưu ý nhất định mà bạn nên biết như:

  • Chỉ số BMI trung bình theo khuyến cáo của WHO chỉ chính xác với người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên.
  • Ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, BMI còn chịu chi phối bởi giới tính lẫn độ tuổi của từng người.
  • BMI không ứng dụng được vào trường hợp phụ nữ mang thai, người tập thể hình hay người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số đặc biệt.

Lợi ích của việc kiểm soát BMI

Kiểm soát chỉ số khối cơ thể

Kết quả từ việc kiểm soát chỉ số khối cơ thể không chỉ dừng lại ở ngăn ngừa bệnh béo phì mà còn tác động tích cực đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể bạn. Giữ BMI trong ngưỡng an toàn luôn đi kèm với hai yếu tố khác là chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen rèn luyện thể lực.

Chính vì vậy, trong khi giữ vóc dáng cân đối, vô hình trung bạn cũng đạt được lợi ích như:

  • Ít bị đau khớp hay nhức mỏi toàn thân
  • Giảm áp lực lên tim và hệ tuần hoàn
  • Có giấc ngủ ngon hơn
  • Giảm đáng kể nguy cơ bị các bệnh mãn tính, tim mạch như tăng huyết áp

>> Người bị tăng huyết áp nên tập thể dục như thế nào?

>> Tắm nắng đúng cách có lợi cho người tăng huyết áp

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm