Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

>> Nuôi chó giúp điều trị tăng huyết áp

>> 5 thực phẩm cho người tăng huyết áp

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc điều trị tăng huyết áp đã được chứng minh là liệu pháp bổ trợ hiệu quả, giúp bạn dễ dàng kiểm soát huyết áp.

Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc đặc trị khác, thuốc điều trị tăng huyết áp luôn tiềm ẩn tác dụng phụ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

Loại thuốc

Tác dụng phụ

Thuốc lợi tiểu (diuretics)
  • khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn mức bình thường
  • cơ thể thiếu hụt kali do đào thải theo nước tiểu, làm suy yếu các chi và khó khăn trong vận động
  • một vài trường hợp hiếm hoi có thể gây rối loạn cương dương
Thuốc chẹn beta (beta blocker)
  • gây mất ngủ, tinh thần mệt mỏi
  • cảm thấy cóng ở tay và chân
  • các triệu chứng của bệnh suyễn
  • tác động xấu nếu bệnh nhân đang mang thai
  • một vài trường hợp hiếm hoi có thể gây rối loạn cương dương
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • ho khan kéo dài
  • gây mẫn cảm trên da
  • người bệnh thường ăn uống không ngon miệng
  • tác động xấu nếu bệnh nhân đang mang thai
Thuốc đối kháng canxi (calcium channel blocker)
  • gây chóng mặt, nhức đầu
  • người bệnh dễ bị táo bón
  • người bệnh luôn trong cảm giác hồi hộp lo âu (palpitation)
  • sưng mắt cá chân và bàn chân
Thuốc đồng vận trung ương (central agonist)
  • người bệnh dễ bị thiếu máu, dẫn đến cảm giác choáng vang, mất định hướng khi đột ngột thức dậy
  • chứng táo bón, sốt, khô miệng và luôn cảm thấy buồn ngủ
  • một vài trường hợp hiếm hoi có thể gây rối loạn cương dương

Hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

Thông thường, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh tăng huyết áp nên trao đổi kỹ trong suốt tiến trình dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, đặc biệt là khi xuất hiện tác dụng phụ.

Một số cách can thiệp hiệu quả bao gồm:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ (rau củ quả), uống nhiều nước và thường xuyên vận động thân thể để phòng tránh táo bón, mất nước và suy giảm kali.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và thức dậy đúng cách, không đột ngột ngồi bật dậy để tránh thiếu máu lên não, choáng váng, mất phương hướng
  • Tắm nước ấm, chườm túi đá lên chỗ đau và tập thở đều nhằm giảm cơn đau đầu, chóng mặt
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian uống thuốc để tránh các hiện tượng như thường xuyên buồn ngủ hoặc đi tiểu liên tục vào ban đêm.
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm