Kiểm soát căng thẳng tinh thần ở người tăng huyết áp

Căng thẳng tinh thần (stress) vốn là một phản ứng tự nhiên của não bộ trước áp lực cuộc sống, báo hiệu cho cơ thể cần có những thích ứng phù hợp.

Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại với sức ép không ngừng khiến cơ chế này bị quá tải và biến căng thẳng tinh thần trở thành yếu tố nguy cơ cho nhiều căn bệnh, trong đó phải kể đến tăng huyết áp.

Thay vì buông xuôi và đánh cược với sức khỏe của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây để hạn chế và kiểm soát mối nguy hại này.

Tìm đến bác sĩ hay chuyên viên tâm lý

>> 4 nhóm bài tập giúp ổn định huyết áp

>> Lợi ích của việc học nhảy cho người tăng huyết áp

Kiểm soát căng thẳng tinh thần ở người tăng huyết áp

Mỗi người trong chúng ta luôn phản ứng khác nhau trước áp lực cuộc sống. Có người sẽ bỏ ăn, trầm cảm nhưng cũng có người thấy đau đầu, tức ngực hay thậm chí là tăng huyết áp.

Chính vì vậy, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Sau quá trình tìm hiểu, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định đây là căng thẳng tạm thời hay kéo dài; đâu là căn nguyên của nó; ảnh hưởng đang ở mức nào.

Họ cũng sẽ ngăn bạn sa vào những cách đối phó tiêu cực trước căng thẳng tinh thần như: ăn uống liên tục, tìm đến bia rượu, trút giận lên người khác, tách mình khỏi xã hội……

Chẩn đoán của bác sĩ sẽ là nền tảng vững chắc trước khi bạn tiến hành những bước tiếp theo.

Chăm tập luyện thể dục thể thao

Kiểm soát căng thẳng tinh thần ở người tăng huyết áp 1

Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề cho một tinh thần thoải mái. Chính vì vậy, tập luyện thể dục thể thao luôn là khuyến cáo hàng đầu trong tiến trình kiểm soát căng thẳng tinh thần.

Chỉ cần rèn luyện 30 phút mỗi ngày là bạn đã có thể nâng cao sức khỏe, tránh căng thẳng tinh thần và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tăng huyết áp.

Hãy bắt đầu với những môn thể thao ở mức độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ.

Một khi đã thích ứng, bạn có thể biến tập luyện thân thể thành một thói quen, phần không thể thiếu trong nhịp sống hằng ngày; đồng thời kết hợp thêm những liệu pháp thư giãn tinh thần như thiền định, yoga, thái cực quyền….

Giao tiếp và quan hệ xã hội

Kiểm soát căng thẳng tinh thần ở người tăng huyết áp 2

Tách biệt khỏi đời sống xã hội là biểu hiện thường thấy ở người bị căng thẳng tinh thần. Thay vì tự giam mình trong sự khốn khổ và tuyệt vọng, bạn hãy cho bản thân cảm giác an toàn, thấu hiểu qua việc giao tiếp và chia sẻ với mọi người xung quanh.

Khoa học đã chứng minh hoạt động giao tiếp góp phần sản sinh ra endorphins, loại hormone giúp não bộ thư giãn, tạm ngưng cơ chế phản ứng với áp lực cuộc sống.

Mặt khác, việc chia sẻ với gia đình, bạn bè đôi khi mang đến cho bạn cái nhìn hoàn toàn mới về căn nguyên gây căng thẳng tinh thần. Tâm sự về khó khăn của bản thân không khiến bạn trở nên yếu đuối hay gánh nặng cho mọi người.

Ngược lại, nó giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, gắn kết thêm mối quan hệ xã hội và hòa đồng hơn vào nhịp sống xung quanh.

Thích ứng với áp lực cuộc sống 

Kiểm soát căng thẳng tinh thần ở người tăng huyết áp 3

Cách bạn suy nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và phần lớn người bị căng thẳng đều do cảm giác bất lực, không thể giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Chính vì vậy, công việc của chuyên gia tâm lý là hỗ trợ bạn thoát ra khỏi khuôn khổ, áp lực, định kiến xung quanh để tìm thấy một quan điểm, tâm niệm mới trước vấn đề mà cuộc sống đặt ra, chẳng hạn như sống cùng bệnh tăng huyết áp.

Bạn cũng có thể tự giúp bản thân mình bằng những lưu ý nhỏ sau:

  • Học cách nói “không” và tránh xa những tác nhân có thể gây căng thẳng tinh thần
  • Tập thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình thay vì cố gắng dồn nén
  • Sẵn sàng điều chỉnh tiêu chuẩn của bản thân để thích ứng tốt hơn với cộng đồng
  • Bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề để cân bằng cảm xúc và tránh căng thẳng quá mức
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm