Cách đo huyết áp tại nhà

Cách đo huyết áp tại nhà

>> Nhận thức sai lầm về bệnh tăng huyết áp

>> 7 nhóm đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là một trong những yêu cầu tiên quyết để phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể khuyên bạn đo huyết áp tại nhà để hỗ trợ thêm cho tiến trình chẩn đoán, chữa trị.

Vì sao tôi nên đo huyết áp tại nhà?

Quá trình đo và theo dõi huyết áp tại nhà sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:

  • sớm phát hiện tình trạng bệnh

Đa số mọi người chỉ thỉnh thoảng đi khám và đo huyết áp tại cơ sở y tế.  Vậy nên, đo huyết áp tại nhà sẽ giúp cho bác sĩ lẫn người bệnh sớm phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể (gọi là bệnh tiền tăng huyết áp).

  • xác định lại kết quả khám bệnh

Việc người bệnh cảm thấy lo âu và huyết áp tăng cao khi đến phòng khám là trường hợp khá phổ biến. Đo huyết áp tại nhà cho phép người bệnh loại trừ yếu tố này và bác sĩ cũng có thể đối chiếu kết quả để chẩn đoán một cách chính xác nhất.

  • theo dõi tiến trình điều trị và khuyến khích sự chủ động

Trong trường hợp bạn đang tiến hành điều trị tăng huyết áp, đây sẽ là cách xác định cơ thể bạn đang phản ứng tích cực như thế nào với các liệu pháp.

Đo huyết áp tại nhà cũng giúp bạn có thái độ chủ động hơn trong việc điều trị và tận hưởng cuộc sống. Trên các cơ sở này, bác sĩ sẽ có thể điều chỉnh hay đưa ra liệu trình phù hợp.

Tôi có thể đo huyết áp tại nhà bằng cách nào?

Cách đo huyết áp tại nhà 1

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị đo huyết áp tại nhà, cả máy cơ lẫn điện tử. Thông thường máy đo cơ sẽ bao gồm vòng bít có thể bơm phồng, bóng cao su và tai nghe hoặc thiết bị ghi huyết áp.

Trước khi tiến hành, bạn nên lưu ý không sử dụng các loại thực phẩm gây tăng huyết áp, cởi bỏ trang phục bó sát người, ngồi nghỉ ngơi thư giãn trong 5-10 phút và không nên vừa đo huyết áp vừa làm việc khác. Quá trình đo huyết áp tại nhà bao gồm:

  • bắt mạch

Tư thế phổ biến nhất là ngồi thẳng, lưng tựa vào ghế, đặt tay trên bàn với lòng bàn tay ngửa lên trên. Bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào gần khủy tay để xác định động mạch cánh tay (brachial artery).

  • quấn vòng bít

Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay của bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2 – 3 cm. Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.

Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.

  • đo huyết áp cơ

Gắn ống nghe lên tai để nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp. Tiếp đến, bạn dùng bóng cao su để bơm vòng bít lên 20-30 mmHg cao hơn mức huyết áp.

Nới lỏng từ từ bộ truyền động và xả khí nén trong vòng bít đến khi bạn có thể nghe rõ nhịp đập của tim. Giá trị lúc này tương đương chỉ số huyết áp tâm thu của bạn.

Tiếp tục nới lỏng vòng bít để áp suất không khí tiếp tục giảm. Giá trị tại thời điểm bạn không còn nghe rõ nhịp tim chính là chỉ số huyết áp tâm trương. Nếu cảm thấy hoài nghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau ít nhất là 10-15 phút để so sánh.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm