4 bước hướng dẫn sử dụng Sổ tay – Nhật ký Bệnh nhân Đau thắt ngực

Sổ tay nhật ký bệnh nhân đau thắt ngực là công cụ hỗ trợ bác sĩ điều trị, tối ưu hóa điều trị và quản lý bệnh nhân đau thắt ngực với những công cụ đo lường hiệu quả.

Dưới đây là 4 bước đơn giản giúp bạn điền thông tin ngay sau khi xảy ra cơn đau thắt ngực.

Bước 1 | Điền mức độ đau

Có 5 mức độ đau tương ứng trong hình bao gồm:

  1. Không
  2. Khó chịu
  3. Không thoải mái
  4. Đau đớn
  5. Đau khủng khiếp

Sau đó bạn hãy điền vào sổ tùy theo tình trạng của bạn.

Ví dụ: Bạn cảm thấy không thoải mái, khó chịu ở ngực vào thứ 4, hãy điền số 3 vào ô trống của thứ 4 để thể hiện cho sự không thoải mái của bạn.

Bước 2 | Điền vị trí cơn đau

Có 5 vị trí đau tương ứng trong hình bao gồm:

  1. Đau ở ngực trái
  2. Đau cánh tay trái
  3. Đau lên hàm trái
  4. Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên)
  5. Đau sau lưng

Sau đó bạn hãy điền vào sổ tùy theo tình trạng của bạn.

Ví dụ: Bạn cảm thấy đau ở ngực trái, sau đó cơn đau lan xuống vùng thượng vị của bạn khiến bạn có cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên (đau vùng thượng vị). Hãy ghi chú chữ a – đau ở ngực trái và chữ d đau ở vùng bụng trên (đau vùng thượng vị) vào trong ô trống như

Bước 3 | Điền thời gian trải qua cơn đau

Bạn hãy ghi nhớ số phút bạn trải qua cơn đau thắt ngực. Sau đó bạn hãy điền vào sổ tùy theo tình trạng của bạn.

Ví dụ: Bạn ước lượng cảm giác đau ngực, khó chịu ở ngực kéo dài khoảng 3 phút. Sau đó cơn đau biến mất, bạn cảm thấy bình thường. Sau khi bình tĩnh lại, hãy ghi chú khoảng thời gian này lại cùng với vị trí và cảm nhận cơn đau nhé.

Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn kéo dài trên 10 phút, hãy liên hệ ngay với người nhà và nhanh chóng đi đến bệnh viện nhé.

Bước 4 | Tổng kết tình trạng đau thắt ngực mỗi tháng

Sau mỗi tháng bạn hãy điền vào sổ những thông tin tổng hợp về tính chất, tổng số cơn đau và thời điểm cơn đau xuất hiện.

Bạn hãy mang theo sổ khi đi thăm khám và cung cấp các thông tin đã ghi chép trong sổ cho bác sĩ.

Ví dụ: Sau khi kết thúc tháng, bạn cần phải tổng kết tình trạng đau thắt ngực mỗi tháng. Đối với tính chất cơn đau, nếu bạn cảm thấy có những cơn đau ngực kèm theo tình trạng mệt khó thở, hãy đánh dấu vào các ô trên. Đối với phần tổng kết, hãy điền vào tổng số 3 cơn đau ngực. Nếu những cơn đau ngực của bạn xuất hiện khi vận động, đánh dấu vào ô Khi vận động.

Bạn hãy sử dụng sổ như một cuốn lịch để bàn để theo dõi cơn đau mỗi ngày. Đồng thời để sổ ở vị trí dễ nhìn hằng ngày như phòng khách, bàn làm việc để có thể ghi chú ngay sau khi có cơn đau thắt ngực.

Hướng dẫn dùng Nhật ký đau thắt ngực để kiểm soát bệnh

Hãy tải ứng dụng hỗ trợ theo dõi đau ngay trên điện thoại của bạn!

( Hãy mở ứng dụng chụp ảnh trong điện thoại của bạn để quét mã vạch đen trong ảnh, sau đó ấn vào đường dẫn tự động vừa gởi về. Tải ứng dụng về và theo dõi tình trạng đau thắt ngực của bạn.)

Lưu ý: Trong trường hợp không có sổ tay đau thắt ngực hoặc không thể sử dụng điện thoại để lưu giữ các chỉ số về cơn đau của bạn, hãy ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ của riêng mình để báo cáo với bác sĩ mỗi khi đi thăm khám.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn điền thông tin một cách dễ dàng và đầy đủ. Bên cạnh đó bạn có thể đọc thêm các hướng dẫn về chế độ ăn uống, tập luyện trong sổ tay để quá trình chăm sóc bệnh diễn ra hiệu quả hơn.

 Đây sẽ là cách để bạn cải thiện tình trạng đau thắt ngực của mình và bảo vệ sức khỏe của trái tim.

Tài liệu giáo dục cho bệnh nhân đau thắt ngực của ESC Working Group

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm