Tìm hiểu về cơn Đau thắt ngực ở phụ nữ

Một số triệu chứng, xét nghiệm và điều trị các bệnh lý về tim ở nam và nữ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nam giới, các cơn đau thắt ngực ở phụ nữ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về những cơn đau thắt ngực ở phụ nữ thông qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cơn đau thắt ngực ở phụ nữ

1. Biểu hiện của cơn đau thắt ngực

Cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện ở vùng ngực trái hay sau xương ức, có cảm giác đè nặng hay bóp nghẹt, sau đó lan lên vai, lên cổ, dưới hàm hoặc lan sang tay trái. Những cơn đau này thường kết thúc khi bạn nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc.

Các triệu chứng Đau thắt ngực ở nữ giới thường không rõ ràng, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, đôi khi bạn có thể cảm thấy như mệt mỏi hoặc khó thở. Do phụ nữ thường hay mắc các bệnh về xương khớp nên sẽ khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán Đau thắt ngực. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới một số biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…

Các bệnh viêm xương khớp gây khó khăn trong chẩn đoán về Đau thắt ngực

Một số yếu tố nguy cơ gây Đau thắt ngực ở nữ giới có thể kể đến như:

– Tuổi trên 55

– Tăng huyết áp

– Rối loạn mỡ máu

– Đái tháo đường

– Béo phì

– Thói quen lười vận động

– Hút thuốc lá

2. Một số phương pháp điều trị Đau thắt ngực ở nữ giới

2.1 Các biện pháp thay đổi lối sống

Từ bỏ thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động từ những người xung quanh: trong thuốc lá có nhiều độc chất có thể làm làm co thắt, tổn thương mạch vành và gây ra đau thắt ngực.

Hạn chế uống nhiều bia rượu: phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu vang mỗi ngày.

Hạn chế ăn nhiều chất béo: các loại thịt đỏ, nội tạng, mỡ động vật… chứa chất béo bão hoà, không tốt cho tim mạch

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt: vừagiúp giảm cân, lại vừa có lợi cho tim mạch…

Tránh những căng thẳng, stress kéo dài: một số bài tập yoga, thiền hay tham gia các câu lạc bộ, nghe nhạc nhẹ, chơi thể thao…cũng giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.

Tập thể dục thể thao: chơi các môn thể thao với cường độ vừa, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày trong tuần.

Chất béo bão hòa trong thịt đỏ, mỡ động vật khong tốt cho hệ tim mạch

2.2 Sử dụng thuốc

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và mức độ nặng nhẹ của cơn đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kiểm soát cơn đau. Nếu các cơn đau dần trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần được xem xét chụp động mạch vành. Các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp động mạch vành bằng cách đặt giá đỡ (stent) hoặc phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ – động mạch vành.

Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng của bệnh lý tim mạch.  Tùy theo từng giới tính, các cơn đau thắt ngực có thể biểu hiện khác nhau. Việc nhận biết và điều trị sớm các cơn Đau thắt ngực có thể giúp bạn ngăn chặn nguy cơ gặp phải biến chứng nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguồn tham khảo:

Hội Tim mạch học Việt Nam

Hội Tim mạch học Hoa Kỳ

Website: uptodate.com, Medscape.com, healthplus.vn

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm
Đau thắt ngực là gì? Nên làm gì khi lên cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là gì? Có những nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cần làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.red
Xem thêm