Đau thắt ngực ở nam giới: Dấu hiệu, nguyên nhân & điều trị

Đau thắt ngực hay còn gọi là Bệnh mạch vành, là một tình trạng bệnh lý về tim thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Phát hiện và điều trị sớm là yếu tố tiên quyết giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này nhé.

Đau thắt ngực ở Nam giới

1. Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực ở nam giới

Hiện nay, dịch tễ học của bệnh mạch vành cho thấy đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim chiếm khoảng chừng 6% ở đàn ông > 50 tuổi. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết /100.000 người. (Vademecum clinique 1988). Như vậy, có thể thấy, nguy cơ gặp bệnh lý Đau thắt ngực ở nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới 2 – 3 lần.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, nguyên nhân gây ra đau thắt ngực chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của nam giới, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia thường xuyên
  • Ít vận động
  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Căng thẳng, stress công việc và gia đình
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây Đau thắt ngực ở Nam giới

Hậu quả rõ rệt nhất là lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim giảm và biểu hiện là những cảm giác đau tim, đau thắt ngực.

2. Dấu hiệu nhận biết đau tim, đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi mạch máu nuôi tim (gọi là mạch vành) trở nên cứng, giòn và hẹp do sự tích tụ của những mảng xơ vữa bên trong lòng mạch. Một số triệu chứng cảnh báo bao gồm:

  • Cảm giác đè nặng ngực xảy ra khi tim không nhận đủ oxy do tình trạng hẹp của mạch máu.
  • Cảm giác khó chịu lan lên vai, cánh tay, cổ hay hàm và tăng khi bạn bị stress hay vừa mới hoạt động gắng sức.
Cơn đau thắt ngực gây cảm giác đè nặng ngực,…

Mặc dù đây là bệnh mạn tính, không thể hồi phục hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể thích nghi cũng như cải thiện triệu chứng dựa trên các hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống tốt và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

3. Phòng ngừa và điều trị đau tim, đau thắt ngực như thế nào?

3.1 Thay đổi lối sống

Xây dựng lối sống lành mạnh và từ bỏ một số thói quen có hại là điều đầu tiên mà bản thân bạn có thể thực hiện để giảm các yêu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Bạn nên sử dụng ít chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol, muối và tăng cường các loại trái cây, rau, và ngũ cốc trong bữa ăn hằng ngày. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, sữa và các sản phẩm không có chất béo được khuyến khích dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực.  
  • Tăng cường vận động: Hoạt động thể dục thể chất giúp bạn tăng cường lưu thông tuần hoàn máu toàn cơ thể, cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và hạn chế sự xuất hiện của stress, căng thẳng. Bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ nhanh, tập yoga, đạp xe, bơi lội…
Tăng cường vận động giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch
  • Tránh xa thuốc lá: nicotin có trong thuốc lá có thể khiến mạch máu co thắt, làm khởi phát các cơn đau thắt ngực.
  • Hạn chế rượu bia: Theo khuyến cáo, nam giới nên uống không quá 2 ly chuẩn (đơn giản là không quá 2 lon bia, 2 ly rượu vang, hoặc 3 muỗng canh rượu đế)

3.2 Kiểm soát tốt cholesterol máu và một số bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường

  •  Tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc và lịch tái khám: Một số loại thuốc làm giảm huyết áp, giảm đường huyết, giảm lipid máu và thuốc trực tiếp điều trị bệnh mạch vành giúp ngăn chặn tiến triển bệnh và cải thiện triệu chứng đau thắt ngực. Các thuốc này cần được dùng đúng theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Không tự ý tăng giảm liều hay thay đổi khoảng cách dùng thuốc: Điều này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, như tụt huyết áp, hạ đường huyết hay chảy máu. Nếu bạn gặp bất kỳ khó chịu nào khi dùng thuốc, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc nếu cần. 
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và huyết áp: Việc theo dõi các chỉ số giúp bạn chủ động phát hiện những bất thường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Như vậy, bệnh mạch vành không phải là một tình trạng hoàn toàn không điều trị được. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để giúp bạn có thể sống khỏe cùng bệnh mạch vành và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Nguồn tham khảo:

  1. NHLBI, “Your Guide To Living Well With Heart Disease”
  2. Heart Vein NYC, “Treatment for coronary artery disease”
  3. Mayo Clinic, “Coronary artery disease”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm