Cảm giác đau ở ngực có phải là Đau thắt ngực?
Đau ngực là biểu hiện rõ ràng nhất để nhận biết các tắc nghẽn lưu thông của mạch máu nuôi tim, gây đau thắc ngực. Vậy tất cả các cảm giác nóng rát, nặng nề ở ngực kéo dài không dứt đều là triệu chứng của Đau thắt ngực hay là bệnh lý gì khác? Ngày Đầu Tiên sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Các triệu chứng đau ngực và đau tim
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ khoảng 20% trong số các bệnh nhân nhập khoa cấp cứu vì lý do đau ngực được chẩn đoán là cơn đau tim hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau ngực chỉ là một trong những dấu hiệu có thể của một cơn đau tim sắp xảy ra. Bên cạnh đau ngực, một số dấu hiệu khác cũng báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra, bao gồm:
- Đau ngực kiểu đè nén, co thắt, nặng nề, nóng bỏng, siết chặt hoặc đau giữa ngực
- Đau, tê buốt, châm chích, đau buốt hoặc các cảm giác khó chịu khác ở một hoặc hai tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
- Khó thở
- Buồn nôn hoặc nôn đột ngột
- Nhức đầu hoặc chóng mặt
- Mệt bất thường
- Cơn đỏ bừng hoặc đổ mồ hôi lạnh
- Đột ngột yếu đi, nặng nề hoặc đau 1 hoặc hai tay
2. Những triệu chứng cần mô tả khi gặp bác sĩ
Các bác sĩ dùng một số thông tin cần thiết để xác định tình trạng của bạn có liên quan đến vấn đề tim và mạch máu hay không. Thêm vào các triệu chứng được mô tả và yếu tố nguy cơ tim mạch mà bạn đã cung cấp, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm điện tâm đồ và xét nghiệm men tim trong máu của bạn. Vì vậy, việc mô tả cho bác sĩ những thông tin về tiến triển bệnh lý của bạn là cực kỳ quan trọng và là bước đầu tiên trong việc điều trị.
Dưới đây là một vài thông tin bác sĩ muốn biết về những cảm giác mà bạn đã trải qua:
- Bạn cảm giác như thế nào hay tính chất cơn đau? (Đau nhói, Đè nặng, đau thắt …)
- Khó chịu xảy ra ở đâu, khi nào?
- Triệu chứng trở nên nặng hơn hay giảm đi?, tự kết thúc hay kéo dài?
- Bạn đã từng bị như thế trước đây chưa? Bạn đang làm gì khi triệu chứng xảy ra?
Khả năng là cơn đau tim | Ít khả năng là cơn đau tim |
Cảm giác đau ngực kiểu đè nặng, co thắt hoặc nóng rát | Đau nhói hoặc kiểu dao đâm và tăng khi hít thở hoặc ho. |
Đau khởi phát tăng dần qua hàng phút | Đau châm chích kéo dài vài chục giây |
Đau lan tỏa, bao gồm đau kéo dài giữa ngực | Đau rõ ở vị trí một bên của cơ thể |
Đau lan lên tay trái, cổ, hàm dưới hoặc sau lưng | Đau khu trú ở một điểm nhỏ. |
Đau ngực hoặc cảm giác đè nặng kết hợp các dấu hiệu khác như khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn hay nôn. | Đau kéo dài hàng giờ và hàng ngày mà không có các triệu chứng kèm theo khác |
Đau ngực hoặc cảm giác đè nặng xảy ra sau khi gắng sức hoặc stress xúc động (cơn đau thắt ngực ổn định) hoặc trong lúc nghỉ ngơi (Đau thắt ngực không ổn định) | Đau lặp lại xảy ra khi ấn vào ngực hoặc cử động |
Các câu trả lời rõ ràng những câu hỏi trên sẽ hướng đến chẩn đoán đúng.
3. Khi nào đau ngực trở nên nghiêm trọng
Không giống đau nhức ở gối hoặc đau hông lưng, đau ngực không phải là thứ có thể bỏ lơ qua ngày tiếp theo cũng như không phải là bệnh lý có thể chẩn đoán tại nhà. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu lo lắng về các cơn đau ngực, đau vùng lưng giữa xương vai, tay trái, hàm hoặc ngất xỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn.
Tóm lại, bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá và tìm ra nguyên nhân thực sự gây nên cơn đau ngực. Nếu do nguyên nhân về tiêu hóa, cơn hoảng loạn, hoặc các tình trạng lặp lại khác, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề và có hướng điều trị phù hợp. Nếu bạn nghĩ bạn bị một cơn đau thắt ngực, bạn cần được điều trị tái thông động mạch sớm để bảo vệ tim bạn không bị tổn thương vĩnh viễn.
Nguồn tham khảo:
1. Harvard Health Publishing- August 2020