Làm Thế Nào Để Nhận Biết Cơn Đau Thắt Ngực?

Cơn đau thắt ngực là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh mạch vành. Đau thắt ngực có thể là một cơn đau mới xuất hiện hoặc cơn đau tái phát. Cơn đau thắt ngực thường được mô tả như chèn ép, đè nặng, căng đau ở ngực.

Dấu hiện nhận biết cơn đau thắt ngực

Vị trí:

  • Thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng.
  • Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5.

Hoàn cảnh xuất hiện:

  • Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá và nhanh chóng giảm/ biến mất trong vòng vài phút khi các yếu tố trên giảm.
  • Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.

Tính chất:

  • Hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, bó nghẹt hoặc bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm thấy buốt giá, bỏng rát.
  • Một số bệnh nhân có khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi,…

Thời gian:

  • Thường kéo dài khoảng vài phút (3-5 phút), có thể dài hơn nhưng thường không quá 20 phút (nếu đau kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ thì cần nghĩ đến cơn đau ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim).
  • Những cơn đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn đau do gắng sức. Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên tìm những nguyên nhân khác ngoài tim.

Ngoài ra, một số biến thể của cơn đau thắt ngực bạn có thể gặp, bao gồm:

  • Khó thở: ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh mạch vành cao, đây được xem là chỉ điểm quan trọng trên lâm sàng và được khuyến cáo bên cạnh triệu chứng đau thắt ngực.
  • Một số trường hợp, bệnh nhân không biểu hiện rõ cơn đau mà chỉ cảm giác tức nặng ngực, khó chịu ở ngực, một số khác lại cảm giác như cứng hàm khi gắng sức….
  • Một số trường hợp có cơn đau giả thắt ngực (nhất là ở nữ giới).
  • Một số khác lại đau ngực khi hoạt động gắng sức những lần đầu, những lần sau đỡ đau khi hoạt động được lặp lại với cường độ tương tự.

Phân loại đau thắt ngực

Đau thắt ngực được chia thành 2 dạng:

Cơn đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định là dạng đau thắt ngực phổ biến nhất, thường khởi phát bởi căng thẳng hoặc hoạt động gắng sức (tập thể dục, leo cầu thang…). . Ví dụ, cơn đau xuất hiện khi bạn đi bộ lên dốc hoặc trong thời tiết lạnh có thể là đau thắt ngực ổn định.

Thời gian, cường độ, tính chất cơn đau thường không đổi giữa các lần và trong khoảng ít nhất 2 tháng.  Cơn đau kéo dài khoảng 2 đến 10 phút và giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc (nitroglycerin nhanh xịt/ngậm dưới lưỡi trong vòng 5 phút).

Cơn đau thắt ngực không ổn định

Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng cấp cứu y tế, xảy ra bất ngờ ngay cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường nặng và kéo dài hơn đau thắt ngực ổn định, có thể đến 20 phút hoặc lâu hơn.

Đau thắt ngực không ổn định  không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng  nitroglycerin ngậm dưới lưỡi. Đồng thời cơn đau này cũng có thể báo hiệu một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim.

Đối tượng dễ bị đau thắt ngực

Bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải triệu chứng đau thắt ngực nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thừa cân
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Thường xuyên uống rượu

Để có một trái tim khỏe mạnh, hãy dành thời gian lắng nghe trái tim mình. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán để được điều trị kịp thời.

SERV-CAD-10-11-22

Tài liệu tham khảo

  1. Lâm sàng tim mạch học – Chủ biên PGS. TS. BS. Phạm Mạnh Hùng (ấn bản năm 2019, trang 516 – 517).
  2. Angina – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm