Làm Sao Để Điều Trị Đau Thắt Ngực Hiệu Quả?
Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đồng thời cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh cần nhập viện trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 3.8 triệu đàn ông và 3.4 triệu phụ nữ tử vong vì bệnh mạch vành trên khắp thế giới. Ước lượng sẽ có khoảng 11,1 triệu người tử vong do bệnh mạch vành trên toàn cầu vào năm 2020.
Không như các biểu hiện khác của bệnh mạch vành, tỷ lệ đau thắt ngực ngày càng tăng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tiên lượng sống lâu dài của người bệnh.
Biến chứng nặng nề và cấp tính nhất của cơn đau thắt ngực là nhồi máu cơ tim cấp chiếm gần 30% người bệnh tử vong trước nhập viện.
Dưới đây bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu 4 lưu ý để quá trình điều trị đau thắt ngực diễn ra hiệu quả hơn nhé!
1. Tuân thủ điều trị thuốc đau thắt ngực
Để điều trị đau thắt ngực một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Kiên nhẫn tuân theo
- Tái khám đúng hẹn
- Uống thuốc đúng theo toa kê đơn
- Không tự ý bỏ thuốc hay đổi thuốc
2. Nhận biết biến chứng nguy hiểm
Khi phát hiện bệnh nhân có cơn đau thắt ngực nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp, bạn cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
Các dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp thường gặp như:
- Lo lắng, vã mồ hôi
- Khó thở
- Tay chân lạnh, ẩm
- Tụt huyết áp/tăng huyết áp
- Ngất, đột tử
- Đau ngực dữ dội (cảm giác như dao đâm,đè nặng, bóp chặt, càng lúc càng tăng thường xuất hiện sau xương ức hoặc ngực trái, có thể lan lên cằm hoặc tay trái, kéo dài trên 20 phút, không đáp ứng với thuốc Nitrate)
3. Cải thiện lối sống lành mạnh
- Tránh thừa cân, béo phì: Duy trì BMI từ 18.5 – 23.
- Tập thể dục thường xuyên: Lựa chọn hoạt động thích hợp (đi bộ, bơi lội, đi xe đạp) ít nhất 30 – 60 phút tập thể dục vừa phải (15 – 30 phút) tất cả các ngày trong tuần.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế carbohydrate tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt, chất béo bão hòa như mỡ động vật, thực phẩm nhiều muối. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm có chất xơ.
- Từ bỏ thói xấu: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
4. Điều trị các yếu tố nguy cơ
Bạn hãy điều trị các yếu tố nguy cơ dựa trên các chỉ số mục tiêu như:
- Huyết áp mục tiêu: 130 – 139/80 – 85mmHg (< 140/85 đối với người bệnh đái tháo đường, suy thận mạn).
- HbA1C: <7% (53 mmol/mol).
- Tiêm phòng: chích ngừa cúm mỗi năm, đặc biệt với người già.
- LDL – C: <70mg/dL, < 1,8 mmol/L.
Song song với việc kiểm soát đau ngực bằng thuốc, bạn cần kiểm soát các yếu tố đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu… nhằm tăng hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành mạn.
Với 4 lưu ý trong quá trình điều trị đau thắt ngực, Ngày Đầu Tiên hy vọng có thể giúp bạn sống vui, sống khỏe hơn để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhé!
Nguồn tham khảo:
- BS Nguyễn Thanh Hiền. Cập nhật điều trị cơn đau thắt ngực ổn định, Tim mạch học tháng 6/2018.
- Joseph P. K & Julian M A al: Stable ischemic heart disease: Overview of care. Uptodate 2016
- Debjit C: Medical management of angina: treatment of associated conditions and the role of antiplatelet drugs. ESC Vol.15, N°10 – 12 Jul 2017.
- Montalescot.G et al: 2013 ESC Guidelines on the management of stable coronary artery disease. EHJ 8/2013.
- Stone. NJ et al: 2013 ACC/AHA Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adult. JACC 11/2013.