Những lưu ý cho người bệnh Đau Thắt Ngực trong đại dịch COVID

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch châu Âu, những bệnh nhân có bệnh tim mạch như đau thắt ngực, tăng huyết áp, … cần chú ý những điều sau:

KHI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI/ VẬT DỤNG KHÁC

  • Tránh tiếp xúc những người bệnh hay nghi ngờ có dấu hiệu bệnh như sốt, ho, khó thở, đau họng.
  • Giữ khoảng cách 2 mét với những người xung quanh khi có thể.
  • Mang khẩu trang hay vật dụng che mặt khi đi ra khỏi nhà.
  • Rửa tay với xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  • Che mũi/ miệng khi ho hay hắt hơi bằng khăn hay phần trong khuỷu tay.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
  • Để loại bỏ virus, thường xuyên lau chùi những vật hay tiếp xúc như tay nắm cửa bằng dung dịch diệt khuẩn.
  • Tự cách ly trong trường hợp có triệu chứng sốt, ho hay bị nhiễm trùng hô hấp.
  • Ở nhà bất cứ khi nào có thể.
  • Tuân thủ thêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh của từng địa phương khi được yêu cầu.

THÓI QUEN SINH HOẠT

  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất với thực phẩm sạch, uống nhiều nước.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Duy trì các hoạt động thể chất để tránh bệnh lý thuyên tắc huyết khối và có sức đề kháng tốt, như đi bộ quanh vườn, tập thể dục, yoga …

NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ  Y TẾ

  • Uống thuốc theo toa.
  • Tái khám định kỳ.
  • Cần liên hệ ngay Bác sĩ hay các Trung tâm y tế gần nhất khi có bất kỳ dấu hiệu nào như đau ngực hay tình trạng bệnh lý diễn tiến nặng hơn.

Nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch trong đại dịch COVID-19 của Hội tim mạch châu Âu ESC

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm