COVID – 19 gây anh hưởng bệnh nhân tim mạch như thế nào?

COVID – 19 LÀ GÌ ?

Bệnh COVID-19 hay còn gọi là Bệnh Corona Virus 2019 là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi chủng Virus Corona mới SARS-CoV-2. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, đau họng, hắt hơi, chảy mũi…

COVID – 19 SẼ GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH TIM

Từ lúc đại dịch xuất hiện, có nhiều câu hỏi và mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng nhiễm Corona Virus ở người, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh tim mạch như đau thắt ngực. Mối lo ngại này xuất phát từ sự chồng lắp các cơ chế bệnh sinh phức tạp và tương tác giữa các thụ thể tim mạch và đường xâm nhập của virus. Cho đến hiện tại, các bằng chứng khoa học trên thế giới vẫn cho thấy rằng việc mắc các bệnh lý tim mạch không làm cho bệnh nhân dễ nhiễm SARS-CoV-2 hơn những người bình thường.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cảnh báo rằng những bệnh nhân có sẵn các bệnh tim mạch nếu mắc COVID-19 có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn những người không có bệnh tim mạch. Hơn nữa, những bệnh nhân có sẵn bệnh tim mạch khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ làm tăng nguy cơ bị các biến chứng như rối loạn nhịp tim, hội chứng vành cấp, viêm cơ tim dẫn đến suy tim, sốc tim và tử vong.

CÁC BỆNH LÝ KHÁC CŨNG SẼ TRỞ NẶNG NẾU MẮC COVID – 19

Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác cũng làm nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi mắc COVID-19 như:

  • Hen, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Tuổi > 65
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh gan mạn tính
  • Suy tim mạn tính
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV/AIDS
  • Tăng huyết áp, đái tháo đường không được kiểm soát tốt

Tất cả những bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý nêu trên cần tuân thủ giãn cách xã hội cũng như các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ bản thân và những lưu ý khi tiếp xúc người khác trong đại dịch COVID-19 (xem thêm thông tin ở những bài viết khác).

Nguồn:

Driggin, Elissa et al. “Cardiovascular Considerations for Patients, Health Care Workers, and Health Systems During the COVID-19 Pandemic.” Journal of the American College of Cardiology vol. 75,18 (2020): 2352-2371. doi:10.1016/j.jacc.2020.03.031

Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA 2020. https://doi.org/10.1001/jama.2020.2648

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch trong đại dịch COVID-19 của Hội tim mạch châu Âu ESC năm 2020

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm
Đau thắt ngực là gì? Nên làm gì khi lên cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là gì? Có những nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cần làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.red
Xem thêm