7 Loại Thuốc Điều Trị Đau Thắt Ngực Bạn Cần Biết!

Cơn đau thắt ngực là tình trạng đau thắt hoặc khó chịu ở vị trí giữa ngực, phía sau xương ức do dòng máu cung cấp oxy đến tim bị gián đoạn. Tùy theo tình trạng đau ngực, sự dung nạp thuốc, đặc điểm bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê những chế độ phối hợp thuốc, liều dùng và cách dùng khác nhau.

Dưới đây bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những thông tin chuyên sâu về 7 loại thuốc điều trị đau thắt ngực nhé!

1. Thuốc Nitrate

Nhóm thuốc này 2 dạng tác dụng ngắn và dài. Đặc điểm của thuốc bao gồm:

  • Thuốc đầu tay có tác dụng giảm đau ngực nhanh chóng.
  • Được dùng cắt cơn đau thắt ngực đột ngột hoặc dự phòng xuất hiện cơn đau thắt lúc gắng sức (chẳng hạn như sau bữa ăn, stress tâm lý, hoạt động gắng sức kể cả sinh hoạt tình dục, thay đổi thời tiết đột ngột)

Khi dùng thuốc, bạn lưu ý nên ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm nghỉ, tránh tư thế đứng vì thuốc có thể làm giảm dòng máu về tim gây ngất.

Dạng Nitrate tác dụng ngắn

Nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi: liều dùng 0,3 – 0,6 mg mỗi 5 phút cho đến khi hết cơn đau, nhưng tối đa 4 – 5 viên. Đặc điểm: dễ lờn thuốc, tác dụng phụ phổ biến là đau đầu.

Nitroglycerin xịt dưới lưỡi: Xịt 2 nhát khi xuất hiện cơn đau, liều tối đa: xịt 2 nhát x 3 lần liên tiếp cách nhau mỗi 5 phút. Liều dự phòng: 1 nhát trước khi gắng sức. Dạng này có tác dụng sớm hơn viên ngậm dưới lưỡi, có thể gây khô miệng.

Dạng Nitrate tác dụng dài

– Isosorbide dinitrate (Biresort, Risordan), Isosorbide mononitrate (Imidu): Liều 30 – 60mg/1 viên/1 lần mỗi ngày để phòng ngừa tái phát cơn khi gắng sức. Liều tối đa 120mg ngày. Tác dụng chậm hơn nhưng thời gian kéo dài và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực lâu hơn so với nitroglycerin.

– Miếng dán Nitroglycerin qua da: thuốc hiện nay không được khuyến cáo dùng do mang lại hiệu quả không nhiều.

Nhóm thuốc Nitrate có tác dụng phụ gây nhức đầu, đỏ mặt, tụt huyết áp, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh do phản xạ. Chống chỉ định trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại, các bệnh lý cơ tim khác.

2. Nhóm ức chế thụ thể beta

Nhóm thuốc này bao gồm: Metoprolol (50 – 200mg/ngày), Bisoprolol (1,25 – 10mg/ngày), Atenolol (50 – 200mg/ngày), Nebivolol (1,25 – 5mg/ngày), Carvedilol (12,5 – 100mg x 2 lần/ngày).

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim làm tăng thời gian tưới máu qua mạch vành nuôi cơ tim khi tim ở kỳ tâm trương. Nhờ đó cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, kiểm soát đau thắt ngực.

Tác dụng phụ gây mệt mỏi, yếu sức, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, co thắt phế quản, co mạch ngoại vi, hạ huyết áp tư thế, yếu sinh lý, hạ đường huyết. Chống chỉ định ở bệnh nhân nhịp tim chậm, rối loạn nhịp, choáng tim, hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý mạch máu ngoại biên nặng, suy tim nặng hay suy tim phải nhập viện, co thắt mạch vành.

3. Nhóm thuốc ức chế kênh Calci

Thuốc gồm 2 nhóm: Dihydropyridine và Non-Dihydropyridine (gọi tắt là DHP và non-DHP)

Nhóm thuốc Dihydropyridine

Nhóm thuốc DHP bao gồm: Verapamil (40 – 120mg x 3 lần/ngày) và Diltiazem (30 – 60mg x 3 lần/ngày). Nhóm thuốc này có tác dụng gần tương tự như nhóm ức chế thụ thể beta, nhưng chỉ dùng cho 1 một số trường hợp đặc biệt như chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm ức chế thụ thể beta.

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: làm chậm nhịp tim quá mức, bất thường dẫn truyền điện học của tim, làm giảm sức tống máu của tim, táo bón, làm tăng sản nướu. Chống chỉ định nhịp tim thường ngày thấp, hội chứng suy nút xoang, suy tim sung huyết, huyết áp thấp.

Nhóm thuốc Non-Dihydropyridine

Nhóm thuốc non-DHP bao gồm: Amlodipin (5 mg/1 -2 lần/ngày), Nifedipin (20mg/3 – 4 lần/ngày, tối đa 6 viên/ngày), Felodipin (5 – 10mg, 1 lần/ngày). Khác với nhóm DHP, nhóm này có tác dụng giãn động mạch, trong đó có động mạch vành.

Tác dụng phụ bao gồm: đau đầu, sưng mắt cá chân, mệt mỏi, đỏ mặt, nhịp nhanh do thuốc. Chống chỉ định choáng tim, hẹp van động mạch chủ nặng, bệnh cơ tim tắc nghẽn.

4. Thuốc Ivabradin

Thuốc Ivabradin có tác dụng làm chậm nhịp tim, nhưng ít ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim. Liều dùng: 5 – 7,5mg x 2 lần/ngày

Tác dụng phụ bao gồm: rối loạn thị giác, nhức đầu, chóng mặt, nhịp tim chậm, thúc đẩy bệnh rung nhĩ, làm rối loạn chậm hoặc gián đoạn dẫn truyền điện trong tim. Chống chỉ định trên bệnh nhân có nhịp tim thấp hoặc rối loạn nhịp tim, dị ứng thuốc,  bệnh gan nặng.

5. Thuốc Nicorandil

Thuốc Nicorandil có tác dụng làm giãn động mạch vành vùng thượng tâm mạc và kích thích các kênh huy động năng lượng ATP trong cơ trơn mạch máu, cung cấp cho cơ tim. Liều dùng: 10 – 20mg x 2 lần/ngày (bệnh nhân dễ đau đầu 5mg x 2 lần/ngày)

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: đau đầu, đỏ mặt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, huyết áp thấp, loét miệng, hậu môn, đường tiêu hóa. Chống chỉ định: sốc tim, suy tim, huyết áp thấp.

6. Thuốc Ranolazine

Thuốc Ranolazine có tác dụng đặc tính chống thiếu máu cục bộ và cải thiện tình trạng chuyển hoá năng lượng cơ tim, làm giảm đau ngực và tăng khả năng gắng sức. Liều dùng: 500 – 2000mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: chóng mặt,  táo bón, buồn nôn, hội chứng QT kéo dài. Chống chỉ định các trường hợp xơ gan.

7. Thuốc Trimetazidine

Thuốc Trimetazidine có tác dụng chống thiếu máu cục bộ và cải thiện tình trạng chuyển hoá năng lượng cơ tim, làm giảm đau ngực và tăng khả năng gắng sức. Liều dùng: 35mg x 2 lần/ngày

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: khó chịu dạ dày, buồn nôn, đau đầu, thỉnh thoảng có rối loạn vận động cơ.

Lưu ý trong điều trị đau thắt ngực

Song song với quá trình điều trị chống đau thắt ngực, việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bao gồm:

  • Chế độ điều trị thay đổi lối sống
  • Giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
  • Chế độ điều trị thuốc (thuốc ổn định xơ vữa động mạch vành, thuốc ổn định mỡ máu, thuốc hạ áp và điều trị suy tim)

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể cần được xét nghiệm chuyên sâu để khảo sát động mạch vành như: điện tâm đồ gắng sức, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, hoặc chụp mạch vành bằng phương pháp can thiệp DSA (chụp mạch máu xóa nền).

Khi động mạch vành hẹp nặng do xơ vữa, bác sĩ sẽ xem xét đặt stent để khôi phục dòng máu nuôi cơ tim. Hoặc nếu hẹp và xơ vữa quá nhiều nhánh mạch vành, bệnh nhân cần phải mổ bắc cầu động mạch vành.

Với 7 loại thuốc điều trị đau thắt ngực, hy vọng có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về những kiến thức thuốc bạn đang sử dụng. Điều quan trọng là bạn hãy hỏi thật kĩ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi có ý định dùng nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Hướng dẫn xử trí cơn đau thắt ngực ổn định của Hiệp Hội Tim Châu Âu năm 2013
  2. “Drugs for the Heart” tái bản lần thứ 8, tác giả Lionel H. Opie, Bernard J. Gersh, nhà xuất bản  Elsevier Saunders
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm