Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?

0:00
/
0:00

1. Nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bình thường (> 100 lần/phút) sau khi ăn no, khi vận động, bị sốt, tình trạng cảm xúc (nóng giận, lo sợ, hồi hộp…) và thậm chí thời tiết nóng cũng làm tăng nhịp tim. Nhịp  tim có thể chậm hơn bình thường (< 60 lần/phút) khi ngủ. Những thay đổi này được gọi là sinh lý vì tùy thuộc vào mức độ vận động, cảm xúc, tình trạng sức khỏe chung và điều kiện môi trường xung quanh. 

2. Cách đo nhịp tim tại nhà

Hầu hết các máy đo huyết áp cũng có thể đo được nhịp tim. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đo nhịp tim của minh theo hướng dẫn như sau:  

  • Ngồi yên lặng trong ít nhất 5 phút 
  • Tháo đồng hồ ra và giữ lòng bàn tay trái hoặc phải hướng lên trên, hơi cong nhẹ khuỷ tay 
  • Nhẹ nhàng đặt ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại trên cổ tay đang hướng lên trên  
  • Ấn ngón tay vào rãnh giữa gân giữa và xương bên ngoài. Bạn sẽ cảm thấy mạch đập nhẹ– đây là mạch của bạn. 
  • Đếm mạch của bạn trong 30 giây và nhân với hai để có được nhịp tim của bạn

3. Nhịp tim và sức khỏe

Nhịp tim nhanh hay chậm hơn bình thường đều phản ánh những bất thường về sức khoẻ nhất là khi sự thay đổi nhịp tim đi kèm với sự thay đổi các chỉ số khác như huyết áp, cholesterol… Các bất thường về sức khỏe này phổ biến nhất bao gồm suy tim, bệnh mạch vành… với những triệu chứng khác nhau và các mức thay đổi nhịp tim khác nhau.  

Khi đã được chẩn đoán các bệnh lý tim mạch bệnh nhân phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng việc thay đổi lối sống bao gồm: tập thể dục, ăn kiêng, kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc, rượu bia… nhằm kiểm soát nhịp tim ở mức thích hợp, giảm biến chứng tim mạch cho bản thân. 

4. Tự chăm sóc bản thân

Tự chăm sóc bản thân đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý tim mạch nói chung và duy trì nhịp tim tối ưu nói riêng . Bệnh nhân cần uống thuốc thường xuyên, có lối sống lành mạnh (bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng) và tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh suy tim của bạn đang tiến triển 

4.1. Về dinh dưỡng: Bệnh nhân  cần giảm lượng muối ăn vào và tránh các thức ăn có hàm lượng muối cao, chẳng hạn như bữa ăn làm sẵn, phô mai, thịt chế biến, v.v…, kiểm tra nhãn để biết hàm lượng muối. Tránh thức ăn béo và tăng cường ăn trái cây, rau và cá. Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tăng thêm hương vị thay vì dùng muối. Tránh uống quá nhiều caffeine hoặc rượu. Bạn hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ hoặc để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.  

4.2. Tập thể dục thường xuyên và luyện tập một môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe, v.v. Bắt đầu từ từ và tăng dần khoảng cách hoặc tăng cường hoạt động khi thể lực của bạn được cải thiện. Ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy rất khó thở, chóng mặt hoặc đau ngực, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi lạnh. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn để được tư vấn. 

Tóm lại, việc duy trì nhịp tim tối ưu trong khoảng 60-90 nhịp/phút tùy từng cá nhân. Kiểm soát nhịp tim tối ưu bằng việc thay đổi lối sống, tập thể dục, ăn kiêng … giúp chúng ta có sức khỏe tim mạch ổn định, giảm các biến chứng và sống lâu sống khỏe.  

SERV-NDT-CARD-WEB-17-04-2024

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

7 nhóm thực phẩm có thể giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu
Việc duy trì tuần hoàn máu tốt là điều cần thiết cho sức khỏe và thể chất tổng thể của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng để giúp cải thiện tuần hoàn, ngăn ngừa các vấn đề liên quanred
Xem thêm
Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
0:00 / 0:00 1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bìnhred
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm