Kiểm soát đau thắt ngực không chỉ đơn giản là dùng thuốc!

Đau thắt ngực là một triệu chứng của bệnh lý mạch vành khá thường gặp, gây ra nhiều bất tiện cho đời sống của người bệnh. Việc điều trị do vậy rất quan trọng, giúp bạn có một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và ngăn không cho bệnh tim mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Song song với việc dùng thuốc, bạn cần thay đổi lối sống và sinh hoạt để kiểm soát tốt đau thắt ngực.

1. Hướng dẫn kiểm soát đau thắt ngực

Có rất nhiều điều bạn cần lưu ý nếu muốn kiểm soát hiệu quả đau thắt ngực. Trong đó, dùng thuốc và sử dụng sổ theo dõi là hai yếu tố quan trọng.

Yêu cầu trong việc dùng thuốc

Bệnh nhân đau thắt ngực cần tuân thủ lịch dùng thuốc để kiểm soát tốt bệnh lý. Bạn nên uống đúng các loại thuốc được kê đơn. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết những loại thuốc mình đang dùng, mục đích của từng loại, cách thức và thời điểm dùng chúng cũng như các tác dụng phụ. Hãy uống thuốc với nước mát, tránh nước hoa quả vì chúng có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Một điều bạn cần ghi nhớ là không bao giờ được tự tiện ngừng thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Sử dụng sổ để nắm quy luật cơn đau

Việc sử dụng sổ để theo dõi cơn đau còn chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn nắm được quy luật các cơn đau thắt ngực của mình, phát hiện ra nếu các triệu chứng xấu đi. Qua đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả điều trị. Hãy xin bác sĩ của bạn lời khuyên về cách sử dụng cuốn sổ theo dõi đau thắt ngực (sổ giấy hoặc sổ điện tử).

Một số yếu tố mang tính quy luật về cơn đau thắt ngực mà bạn cần chú ý là:

  • Điều gì gây khởi phát cơn đau?
  • Cảm giác đau như thế nào?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu?
  • Việc nghỉ ngơi hay dùng nitroglycerin có làm giảm cơn đau không?

2. Lối sống cho người bệnh đau thắt ngực

4 cách giúp bạn thay đổi lối sống lành mạnh bao gồm:

Chế độ ăn uống: Nguyên tắc đèn giao thông

Dinh dưỡng tốt là nền tảng để xây dựng lối sống lành mạnh. Để cải thiện chế độ ăn uống, bạn cần đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận. Nguyên tắc đèn giao thông sẽ giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống của mình tốt hơn.

Để áp dụng nguyên tắc đèn giao thông cho một sản phẩm, bạn cần nhìn vào bảng thông tin dinh dưỡng “Trên mỗi 100g” trên bao bì và sử dụng thông tin này để lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.

Tập thể dục đều đặn

Nhiều người bị đau thắt ngực nghĩ rằng họ không nên tập thể dục để tránh tạo sức ép cho tim. Suy nghĩ này là không đúng. Nếu luyện tập phù hợp, bạn có thể nâng cao sức khỏe và giảm bớt các triệu chứng đau thắt ngực.

Để tối đa hóa lợi ích của việc tập thể dục, bạn cần tuân theo một chương trình được thiết kế tốt mà mình có thể tuân thủ trong thời gian dài. Vì vậy, trước khi bắt đầu tập thể dục, hãy nói chuyện với bác sĩ và yêu cầu cụ thể về việc thiết lập một chương trình phù hợp.

Ví dụ: nếu cơ thể bạn chưa được cân đối:

  • Bắt đầu với các bài tập ngắn từ 10 đến 15 phút.
  • Dần dần tăng thời lượng đến 20 rồi 60 phút, 3 lần trở lên mỗi tuần.

Từ bỏ thói quen xấu

Các thói quen xấu có thể bao gồm hút thuốc, uống rượu bia… Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy cố gắng giảm dần và từ bỏ những thói quen không tốt.

Tức giận, cãi vã và lo lắng có thể kích hoạt các cơn đau thắt ngực. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì tinh thần lạc quan, hạn chế stress và tâm sự với người thân, bạn bè hay bác sĩ để tìm hướng giải quyết.

Duy trì cân nặng lành mạnh

Thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim thiếu máu và bệnh tim mạch nói chung. Bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

Để giảm cân, bạn nên:

  • Biết nhu cầu calo theo độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể lực.
  • Theo dõi lượng calo bằng cách ghi sổ theo dõi thực phẩm, thậm chí theo dõi trong vài ngày.
  • Tập luyện và vận động thể lực thường xuyên.

Bệnh nhân đau thắt ngực cần duy trì dùng thuốc bên cạnh tuân thủ lối sống khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Hãy kiên trì vì mục tiêu sức khỏe của bản thân, bạn nhé!

Tài liệu giáo dục cho bệnh nhân đau thắt ngực của ESC Working Group

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim bao nhiêu là tối ưu? Làm sao để đo chính xác?
1. Nhịp tim là gì? Nhịp tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, nhịp tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhịp tim có thể tăng hơn bình thường (> 100red
Xem thêm
Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm