Đau thắt ngực cảnh báo có nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu và cách xử lý

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, số ca nhồi máu cơ tim cấp có xu hướng tăng, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Do đó, chúng ta cần hiểu biết một số kiến thức cơ bản về nhồi máu cơ tim để có thể giúp bản thân, gia đình và cộng đồng kịp thời phát hiện các cảnh báo nguy hiểm và cách xử trí ban đầu.

Đau thắt ngực cảnh báo có nhồi máu cơ tim

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Trái tim của bạn là một khối cơ cần nguồn cung cấp máu tốt mọi lúc để hoạt động tốt, hệ thống mạch máu cung cấp cho cơ tim gọi là hệ động mạch vành. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần cơ tim không đủ máu nuôi từ động mạch vành (do xơ vữa gây hẹp, tắc mạch vành do cục máu đông…). Một trong những triệu chứng chính và quan trọng để báo hiệu cơ tim đang trong tình trạng thiếu máu nuôi là “đau thắt ngực”.

2. Các nguy cơ chính của nhồi máu cơ tim

Một số tình trạng sức khỏe, lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim. Đây được gọi là các yếu tố nguy cơ. Hầu như các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: 

  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Hút thuốc lá
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

3. Đau thắt ngực và các triệu chứng kèm theo trong nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực là cảm giác đau như thắt/ bóp nghẹt hoặc khó chịu ở giữa ngực. Đau thắt ngực cũng được mô tả là cảm giác đè nặng, căng tức, áp lực, rát, tê, đầy hoặc cảm giác ép kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và quay trở lại. Đôi khi nó bị nhầm tưởng là chứng khó tiêu hoặc ợ chua.

Các triệu chứng kèm theo:

  • Đau hoặc khó chịu ở các vùng khác của cơ thể bao gồm cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Toát “mồ hôi lạnh”
  • Đầy hơi, khó tiêu hoặc cảm giác nghẹt thở (có thể giống như “ợ chua”)
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chóng mặt, chóng mặt, cực kỳ yếu hoặc lo lắng
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim

Phụ nữ thường thể hiện nhiều các triệu chứng bất thường khác hơn nam giới, những triệu chứng “tim” mơ hồ hơn hoặc ít điển hình hơn như:

  • Đau lưng trên hoặc đau vai
  • Đau hàm hoặc đau lan xuống thượng vị
  • Nặng hoặc đau ở giữa ngực
  • Đau lan xuống cánh tay
  • Mệt mỏi bất thường trong vài ngày

Trong một nghiên cứu đa trung tâm trên 515 phụ nữ bị nhồi máu cơ tim cấp tính tại Mỹ, các triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất là mệt mỏi bất thường, rối loạn giấc ngủ, khó thở, khó tiêu và lo lắng. Đa số phụ nữ (78%) cho biết có ít nhất một triệu chứng trong hơn một tháng trước khi bị đau tim.

4. Cách xử trí khi đau thắt ngực

Khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau thức ngực, hãy gọi cấp cứu (115) hoặc đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian nhanh nhất, đừng đợi các triệu chứng của bạn “biến mất”. Việc nhận biết và điều trị sớm các triệu chứng đau ngực có thể làm giảm nguy cơ tổn thương tim sau này.

Thời gian tốt nhất để điều trị cơn thắt ngực là trong vòng một giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Khi một cơn đau thắt ngực xảy ra, tổn thương cơ tim có thể tăng dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu một vùng lớn của tim bị tổn thương trong cơn đau tim, việc phục hồi hoàn toàn trở nên khó khăn rất nhiều.

5. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Điều quan trọng là bạn phải thực hiện một lối sống lành mạnh như thay đổi chế độ ăn uống, bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch.

Xây dựng lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý giúp ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim là những bệnh lý tim mạch nguy hiểm cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã trang bị được một số thông tin cần thiết để nhận biết các triệu chứng của cơn đau thắt ngực cho mình và người thân.

Nguồn tham khảo:

1. Goldman L, et al., eds. Angina pectoris and stable ischemic heart disease. In: Goldman-Cecil Medicine. 26th ed. Elsevier; 2020. https://www.clinicalkey.com. Accessed Feb. 10, 2020.

2. American Heart Association, “Angina in women can be different than men”. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/WarningSignsofaHeartAttack/Angina-in-Women-Can-Be-Different-Than-Men_UCM_448902_Article.jsp#.WgKDTXZrxEZ. Accessed Feb. 10, 2020.

3. American Heart Association, “Warning signs of a heart attack”. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/WarningSignsofaHeartAttack/Heart-Attack-Symptoms-in-Women_UCM_436448_Article.jsp#.WgKCqHZrxEY. Accessed Feb. 10, 2020.

4. Simons M, et al. New therapies for angina. – uptodate.com/contents/search. Accessed Feb. 10, 2020.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm
Đau thắt ngực là gì? Nên làm gì khi lên cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là gì? Có những nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cần làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.red
Xem thêm