PHÒNG TRÁNH &
ĐIỀU TRỊ BỆNH
Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng tránh bệnh đái tháo đường (tiểu đường) typ 1 (vốn chiếm 10% số trường hợp). Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp còn lại, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh để tiếp tục tận hưởng cuộc sống.
Chỉ với những thay đổi tích cực, đơn giản, bạn có thể giảm nguy cơ và tác hại từ đái tháo đường đến 58%.

CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), rèn luyện thói quen sống lành mạnh là chiếc chìa khóa vàng, giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường (tiểu đường) nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung. Các phương pháp này rất đơn giản, không tốn kém, không gây đau đớn và ai cũng có thể thực hiện được để đầy lùi căn bệnh mãn tính này.
Dù là người có sức khỏe bình thường hay thuộc nhóm nguy cơ cao bị đái tháo đường (tiểu đường), bạn hãy luôn nhớ rằng không bao giờ là quá trễ để rèn luyện thói quen sống lành mạnh. Bạn có thể bắt đầu với 6 lưu ý sau:






3 BƯỚC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) càng sớm thì tỷ lệ bạn sống lạc quan, khỏe mạnh với bệnh sẽ càng cao. Thống kê cho thấy người không biết mình mắc bệnh sẽ dễ bị biến chứng trong vòng 10 năm, trong khi người được điều trị đúng cách có thể tiếp tục sống vui vẻ cùng đái tháo đường suốt hàng chục năm.
Mục tiêu chính khi điều trị đái tháo đường là giữ cho mức glucose máu ổn định trong ngưỡng an toàn.
Hiện tiêm insulin là cách duy nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường typ 1. Ngược lại, đái tháo đường typ 2 có thể điều trị theo quy trình ba bước:

Giảm cân, đưa cơ thể về mức cân đối là ưu tiên hàng đầu khi điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
Bạn có thể giảm cân thông qua việc áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường rèn luyện thể lực và thư giãn tinh thần. Tùy thể trạng của từng người, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra tiến trình giảm cân, điều hòa glucose máu hiệu quả nhất.

Trong trường hợp phương pháp giảm cân không đưa mức glucose máu về ngưỡng an toàn, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ.
Tuy nhiên, liệu pháp này chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Hiện có rất nhiều loại thuốc uống giúp điều trị đái tháo đường (tiểu đường). Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng hay tác dụng phụ với bất kỳ thuốc nào.

Nếu 2 bước trên vẫn chưa giúp bạn kiểm soát thành công mức glucose máu, đã đến lúc bạn cân nhắc liệu pháp tiêm insulin.
Tiêm insulin sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi được kết hợp với thói quen sống lành mạnh. Bạn không được tự tiện tiêm insulin cho mình hoặc người thân. Hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất.