NGUY CƠ & BIẾN CHỨNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Rất nhiều người thậm chí phải tốn đến 10 năm mới “tình cờ” phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Chính sự chủ quan ấy là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, hay thậm chí là chết người.
Đừng đợi đến khi triệu chứng xuất hiện mà hãy chủ động tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa biến chứng từ đái tháo đường!

NHÓM YẾU TỐ NGUY CƠ
Tuy bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể xảy đến với bất kỳ ai, nhiều người vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phần đông dân số. Nhóm yếu tố nguy cơ này thay đổi tùy theo loại đái tháo đường, nhưng có thể tổng hợp thành:
- Người bị tăng huyết áp ( >140/90 mmHg).
- Người lười vận động và bị béo phì.
- Người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên.
- Có thành viên trong gia đình bị đái tháo đường.
- Có tiền sử bị đái tháo đường trong thai kỳ.
- Người bị rối loạn cholesterol và triglyceride.
- Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.
- Người da đen, gốc Hispanic hoặc gốc Châu Á.
Xác định yếu tố nguy cơ là việc nên làm, giúp bạn sớm phòng tránh, chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Khi được can thiệp y khoa kịp thời, người bệnh đái tháo đường không những đề phòng biến chứng, mà còn vui vẻ tận hưởng cuộc sống mới cùng căn bệnh này.
NHỮNG BIẾN CHỨNG LÂU DÀI
Ở người bệnh đái tháo đường (tiểu đường), insulin không được sử dụng hiệu quả khiến lượng glucose máu trong cơ thể tăng cao đáng kể. Về lâu về dài, sự rối loạn này dẫn đến những biến chứng tức thời lẫn mãn tính, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với bệnh đái tháo đường (tiểu đường) sẽ khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng như:

- Nhồi máu cơ tim
- Đau thắt ngực
- Bệnh động mạch vành

- Đột quỵ
- Mất cảm giác ở chân
- Chứng Alzheimer’s

- Mù lòa vĩnh viễn
- Bệnh cườm nước
- Đục thủy tinh thể

- Suy thận cấp tính
- Bệnh thận mạn
- Phù nể ở chân