Xét nghiệm đái tháo đường (tiểu đường)

Kỹ thuật xét nghiệm và kiểm tra bệnh đái tháo đường rất đơn giản, không gây đau đớn và có thể thực hiện ở tất cả các bệnh viện. Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ có thể tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm như:

Xét nghiệm A1C là kỹ thuật phổ biến nhất để chẩn đoán đái tháo đường. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định mức glucose máu trong vòng 3 tháng trở lại đây. Bạn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy máu. Nếu 2 lần kiểm tra liên tiếp cho kết quả A1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.

Sau khi nhịn đói 8 tiếng, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo glucose máu. Kế tiếp, bác sĩ cho bạn uống một dung dịch ngọt và tiếp tục kiểm tra glucose máu sau 2 tiếng. Nếu kết quả thu được sau 2 tiếng là 11.1 mmol/L trở lên là bạn đã bị đái tháo đường.

Phương pháp này thường được tiến hành vào buổi sáng sớm, sau khi cơ thể bạn đã nhịn đói khoảng 8 tiếng. Bác sĩ lấy mẫu máu để xét nghiệm mức glucose máu. Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp đều cho kết quả từ 7 mmol/L trở lên nghĩa là bạn bị đái tháo đường.

Bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp đo glucose máu ngẫu nhiên khi cơ thể bạn đã biểu hiện triệu chứng đái tháo đường. Bạn có thể lấy mẫu máu xét nghiệm bất kỳ lúc nào và không cần phải nhịn ăn. Mức glucose máu từ 11.1 mmol/L trở lên báo hiệu tình trạng đái tháo đường.

Bảng kết quả xét nghiệm đái tháo đường (tiểu đường)

Xét nghiệm Bình thường Tiền đái tháo đường Đái tháo đường
A1C (%)
< 5.7
5.7 - 6.4
≥ 6.4
XN glucose máu lúc đói (mmol/L)
< 5.6
( < 100 )
5.6 - 6.9
( 100 - 125 )
≥ 7
( ≥ 126 )
Dung nạp glucose qua đường uống (mmol/L)
< 7.8
( < 140 )
7.8 - 11.0
( 140 - 199 )
≥ 11.1
( ≥ 200 )
Đo glucose máu ngẫu nhiên (mmol/L)
≥ 11.1
( ≥ 200 )

* Chỉ số trong ngoặc đo theo đơn vị mg/dL