TẬP LUYỆN
THỂ DỤC THỂ THAO
Vận động thể lực là thói quen tốt, nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người. Điều này lại càng quan trọng hơn với người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) trên hành trình giảm cân, kiểm soát mức glucose máu, và sống vui khỏe, lạc quan.
Những lợi ích vô giá mà thể dục thể thao mang lại cho bạn gồm:
3 NHÓM BÀI TẬP CHÍNH
Tập luyện thể dục, thể thao không hề khó khăn, mệt mỏi như bạn nghĩ. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn chỉ cần tập luyện 30-45 phút, đều đặn mỗi ngày là đã có thể cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có 3 nhóm bài tập để lựa chọn và thay đổi.
Giúp tuần hoàn máu, hỗ trợ tim và xương, giảm stress
Tập ít nhất 5 ngày / tuần, 30 phút / lần
Cường độ tập vừa phải, có thể chia thành bài tập nhỏ
Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, học nhảy…
Cải thiện insulin, giảm glucose máu, hỗ trợ cơ xương
Tập ít nhất 2 ngày / tuần
Cường độ vừa phải, tập ở nhà hoặc phòng tập
Tập tạ, hít đất, các lớp tập thể lực…
Tăng độ linh hoạt ở khớp, tránh chấn thương khi tập
5-10 phút trước và sau khi tập luyện
Co giãn vừa phải, dừng lại khi bị đau
Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản
TẬP LUYỆN MỘT CÁCH AN TOÀN
Phương pháp tập luyện thể dục thể thao ở người đái tháo đường (tiểu đường) rất đơn giản, thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên người bệnh, nhất là người lớn tuổi, cần lưu ý một số lời khuyên sau để tránh chấn thương khi tập luyện:
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập
Không tập luyện khi trời quá nóng hay quá lạnh
Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện
Lập tức ngừng tập khi thấy kiệt sức, choáng váng
Đo glucose máu để điều chỉnh bài tập cho phù hợp
Lựa chọn giày thích hợp khi luyện tập