Vì sao BN tim mạch cần quan tâm đến đái tháo đường?

Từ lâu người ta biết rằng người mắc đái tháo đường dễ bị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Nhưng bạn có biết rằng ở chiều ngược lại, những bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch sẵn có hoặc các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng đối diện nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn người không bị các bệnh lý tim mạch.

Các dạng bệnh lý tim mạch thường gặp được chia làm 4 dạng: bệnh lý mạch vành, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh ở động mạch chủ.

Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh đái tháo đường - daithaoduong.ngaydautien.vn

>> Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường có bệnh tim mạch

>> Biến chứng tim mạch trên BN Đái tháo đường

Mối liên quan giữa Đái tháo đường và bệnh Tim mạch

Đái tháo đường và bệnh lý tim mạch có nhiều yếu tố nguy cơ chung, có nghĩa khi bạn bị các vấn đề về tim mạch, bạn cũng có thể đã có các yếu tố nguy cơ cao bị đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ chung đó bao gồm những tình trạng sau:

Tình trạng quá cân hay béo phì, thường được ước lượng dựa trên BMI. BMI là chữ viết tắt của Body Mass Index và được tính bằng cân nặng (kilogram) chia cho bình phương chiều cao (mét vuông). Nếu BMI của bạn từ 23 trở lên nghĩa là bạn đã ở tình trạng quá cân.

Ngoài ra nếu bạn có tình trạng béo phì trung tâm biểu hiện bằng vòng bụng lớn hơn hoặc bằng 90 cm (ở nam) hoặc 80 cm (ở nữ), bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cũng như đái tháo đường.

Tình trạng tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch và cũng thường hiện diện trên những bệnh nhân đái tháo đường. Cùng với tình trạng tăng đường huyết, tăng huyết áp có thể gây ra những tổn thương trên mạch máu lớn (như mạch vành, mạch máu não, động mạch chủ, …) và mạch máu nhỏ trên cơ thể (như mạch máu ở đáy mắt và thận).

Cholesterol hay còn gọi là mỡ máu. Cholesterol máu nhìn chung được chia làm 2 loại: HDL- cholesterol (loại tốt) LDL-cholesterol (loại xấu). Cholesterol máu (loại xấu) cao cũng là yếu tố nguy cơ chung của đái tháo đường và bệnh lý tim mạch.

Khi cholesterol máu cao, chúng làm tăng nguy cơ hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Bên cạnh dùng thuốc, lối sống tích cực gồm vận động thể lực phù hợp và chế độ ăn lành mạnh cũng giúp làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

Người ít vận động, đặc biệt trên bệnh nhân béo phì cũng gia tăng nguy cơ tim mạch và đái tháo đường. Người ít tập thể dục có nguy cơ cao hơn bị tăng cân, béo phì, tăng cholesterol máu (loại xấu) vì vậy càng dễ bị đái tháo đường và tăng huyết áp.

Nói tóm lại, đái tháo đường và bệnh lý tim mạch thường đi kèm với nhau. Nếu bạn có tình trạng quá cân hay béo phì kèm theo tăng cholesterol máu (loại xấu) cao, ít vận động, tăng huyết áp, có sẵn các bệnh lý tim mạch, bạn dễ có nguy cơ mắc đái tháo đường.

Vì vậy, bạn cần kiểm tra đường huyết định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm