Phân loại bệnh đái tháo đường

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có gần 422 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu. Tại Việt Nam, con số này cũng đã cán mốc 6% dân số cả nước. Tuy nhiên, không phải mọi người đều mắc cùng một dạng bệnh như nhau. Bệnh đái tháo đường được phân chia ra làm 3 loại như sau.

>> Nhận định thường gặp về đái tháo đường thai kỳ

>> Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Phân loại bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 xảy ra khi những rối loạn hệ miễn dịch khiến tế bào beta trong tuyến tụy bị triệt tiêu gần hết. Không có những tế bào này, tuyến tụy mất khả năng sản sinh insulin để cân bằng và chuyển hóa lượng glucose (hay còn gọi là đường huyết) trong cơ thể.

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, lượng glucose trong máu sẽ tích tụ lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Hiện bệnh đái tháo đường typ 1 chiếm khoảng 5-10% số trường hợp đái tháo đường trên thế giới, và thường xuất hiện ở trẻ em, trẻ vị thành niên. Một vài triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên,
  • Luôn cảm thấy đói bụng nhưng lại sụt cân không lý do
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ
  • Tầm nhìn đôi lúc bị mờ hẳn

Để kiểm soát bệnh, ưu tiên hàng đầu là tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, rèn luyện thói quen sống lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho liệu pháp tiêm insulin, giúp người bệnh có thể sống vui khỏe, lạc quan với bệnh.

Phân loại bệnh đái tháo đường 1

Đái tháo đường type 2

Trái ngược với trường hợp ở trên, người bệnh đái tháo đường type 2 vẫn sản sinh insulin như bình thường. Thế nhưng, cơ thể lại không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào.

Tình trạng này gọi là kháng insulin. Tuyến tụy cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và đến một lúc nào đó sẽ bị suy giảm chức năng trầm trọng. Sự mất cân bằng glucose trong máu xuất hiện và gây tác động xấu đến người bệnh.

Bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm 85-90% số bệnh nhân đái tháo đường trên toàn cầu, thường được ghi nhận ở nhóm người trưởng thành trên 40 tuổi.

Tuy nhiên vài thập niên trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này đang tăng rõ rệt, chủ yếu do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động và tâm trạng căng thẳng giữa nhịp sống hiện đại.

Bệnh đái tháo đường typ 2 không biểu hiện triệu chứng nên nếu chủ quan, đợi có dấu hiệu mới đi khám là bạn đang tự đánh cược với mạng sống của mình.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tập thói quen sống lành mạnh (chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi thư giãn), dùng thuốc hạ đường huyết (các thuốc không phải Insulin hoặc Insulin).

Phân loại bệnh đái tháo đường 2

Tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là dạng bệnh rất đặc biệt vì chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai, và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Khi mang thai, nhau thai sản sinh ra các hormone giúp thai nhi phát triển.

Các loại hormone này vô hình trung lại ức chế tác dụng của insulin, khiến cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy, nhu cầu insulin ở phụ nữ mang thai cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Bệnh đái tháo đường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Tùy từng quốc gia, 5-10% phụ nữ mang thai đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Bệnh đặc biệt phổ biến ở các nhóm đối tượng nguy cơ như:

  • Mang thai khi trên 25 tuổi
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh đái tháo đường type 2
  • Từng bị đái tháo đường trong thai kỳ
  • Thừa cân, béo phì
  • Từng sinh con có cân nặng bất thường (macrosomia)

Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đái tháo đường thai kỳ có thể tác động xấu đến cả mẹ và bé. Trong đó, nguy hiểm nhất là nguy cơ mẹ và bé bị đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Vì vậy, bạn nên đi khám thai đúng theo lịch hẹn và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ không đáng có.

Ngoài ra, còn có Đái tháo đường do các nguyên nhân khác.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm