Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường
Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi…
Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.
Dinh dưỡng để hạn chế biến chứng Đái tháo đường
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và ngăn ngừa bệnh biến chứng bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể giúp cân bằng đường huyết và đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh đái tháo đường.
Các nhóm chất quan trọng cần có trong khẩu phần ăn gồm: Nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, vitamin… Để tránh biến chứng đái tháo đường, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Lưu ý nên ăn 3 bữa chính và ăn đủ, không ăn quá nhiều và đồng thời nên ăn thêm các bữa phụ. Điều này sẽ giúp tránh hạ đường huyết sau sau và tăng đường huyết sau bữa chính.
Để tránh biến chứng đái tháo đường, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo như thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…
Trong các thực phẩm giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh Đái tháo đường, người bệnh nên ăn các loại hoa quả ít ngọt như: Bưởi, ổi, thanh long… Hạn chế ăn các loại quả làm tăng đường huyết và lâu dần dẫn đến biến chứng đái tháo đường nói chung như na (mãng cầu), mít, vải, nhãn, dưa hấu…
Đối với đồ uống, nếu muốn ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường thì người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu, các loại nước ngọt có ga…
Thông thường, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp hạn chế biến chứng, người bệnh nên giữ ở mức đo tiểu đường lúc đói là từ 4 – 7.2mmol/ L, đường sau ăn không quá 10 mmol/L.
Việc ăn uống đều đặn, đúng giờ (đặc biệt với bệnh nhân tiêm insulin) rất quan trọng đối với ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.
SERV-NDT-CP75-13-06-2024
- Diabetes diet: Create your healthy-eating plan. (2024, June 11). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-diet/art-20044295
- Leopold, C. (2023, February 9). Can you eat fruit with diabetes? What are the best and worst options? https://www.medicalnewstoday.com/articles/311220#fruits-to-limit
- Uk, D. (n.d.). Healthy swaps: snacks. Diabetes UK. https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/healthy-swaps/healthy-swaps-snacks