Chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức glucose huyết

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường) thì một trong những điều nên làm ngay là tập luyện thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng.

Chạy bộ là hoạt động rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, hạn chế biến chứng trong tương lai và giúp kiểm soát mức glucose huyết. Những gợi ý sau đây sẽ giúp người đái tháo đường chạy bộ một cách an toàn và đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức glucose huyết

>> Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường

>> Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu chạy

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị đái tháo đường trước khi bắt đầu tập chạy bộ. Việc này nhằm kiểm tra thể trạng của bạn phù hợp, hoặc có ảnh hưởng đến tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về dinh dưỡng hoặc điều chỉnh các loại thuốc đang điều trị giúp kiểm soát mức glucose huyết.

Thường xuyên kiểm tra mức glucose huyết

Bạn nên đo glucose huyết trước và sau khi chạy bộ. Mỗi ngày, bạn ghi các trị số glucose huyết và quãng đường chạy vào sổ tay hoặc điện thoại để theo dõi dễ dàng hơn.

Việc chạy bộ tiêu hao nhiều colories để tạo năng lượng cho cơ thể, vì vậy bạn nhớ mang theo trái cây, viên glucose, nước uống bù chất điện giải và khoáng chất. Lượng carbohydrate trong các thực phẩm này giúp bạn tránh được tình trạng hạ glucose huyết trong lúc chạy.

Giữa buổi chạy, bạn có thể nghỉ vài phút để nạp thêm năng lượng. Lưu ý không chạy bộ khi mức glucose huyết tăng cao vì có khả năng ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Thời gian chạy hợp lý

Người đái tháo đường, thừa cân cần chạy ít nhất 150-250 phút/tuần ở cường độ vừa phải. Đây là thời lượng tối thiểu giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng của đái tháo đường. Tức là mỗi ngày bạn cần dành ra từ 30 đến 45 phút để chạy bộ.

Sự kiên trì sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân, làm tăng hoạt động của insulin, từ đó kiểm soát mức glucose huyết ổn định. Tác dụng của chạy bộ đối với insulin kéo dài khoảng 24-72 giờ, tùy theo cường độ và thời gian chạy.

Chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức glucose huyết 1

Bắt nhịp từ việc đi bộ

Kiểm soát mức glucose huyết rất quan trọng, nhưng bạn không nên quá vội vàng chạy bộ ngay. Nếu không phải là người thường xuyên tập thể dục thể thao, cơ thể bạn sẽ không quen với việc vận động ở cường độ cao hơn bình thường.

Do vậy bắt đầu làm quen với chạy bộ bằng cách đi bộ sẽ giúp bạn dễ dàng tập luyện hơn. Đầu tiên, bạn đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó kết hợp đi bộ trước, chạy bộ sau. Cuối cùng khi cơ thể thích nghi, bạn chuyển hoàn toàn sang chạy bộ.

Tìm người chạy bộ cùng với mình

Các chuyên gia gợi ý tìm người đồng hành trên đường chạy, cùng “chinh phục” mục tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn chạy bộ hiệu quả. Người đó có thể là người bạn láng giềng hoặc người thân.

Bạn cũng đừng quên mua loại giày thể thao tốt, đúng loại dành cho chạy bộ để bảo vệ đôi chân và xương khớp. Nên mặc quần áo thấm hút mồ hôi, những ngày trời lạnh nên có lớp áo gió bên ngoài để giữ ấm cơ thể.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm