Nguyên tắc về chế độ ăn uống dành cho người suy thận bị Đái tháo đường
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có suy thận cấp. Nếu không có chế độ điều trị và lối sống phù hợp, bệnh lý suy thận có thể tiến triển nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu nguyên tắc về chế độ ăn uống dành cho người suy thận bị Đái tháo đường (Tiểu đường) qua bài viết sau đây.
1. Suy thận do Đái tháo đường (Tiểu đường) là gì?
Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải ra khỏi máu và đưa lượng máu đã được làm sạch trở lại cơ thể. Suy thận có nghĩa là thận không còn khả năng loại bỏ chất thải và duy trì mức chất lỏng mà cơ thể cần. Suy thận cấp là tình trạng suy thận xảy ra cấp tính. (1), (2)
Suy thận cấp do Đái tháo đường là một biến chứng khá nặng của bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1 và tuýp 2. Khoảng 25% những người mắc bệnh Đái tháo đường sẽ phát triển thành bệnh thận. (1), (2)

Suy thận do Đái tháo đường (tiểu đường) ảnh hưởng đến khả năng của thận trong việc loại bỏ các chất cặn bã và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thận do Đái tháo đường là duy trì một lối sống lành mạnh và điều trị tốt bệnh lý Đái tháo đường. (1), (2)
Những người mắc bệnh Đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về thận khác, bao gồm thu hẹp các động mạch đến thận, được gọi là bệnh hẹp động mạch thận hoặc bệnh mạch máu thận. (1), (2)
2. Nguyên tắc về chế độ ăn uống dành cho người suy thận do đái tháo đường
Người bệnh suy thận cấp hay suy thận mạn do Đái tháo đường (Tiểu đường) cần tuân thủ chế độ ăn uống thích hợp. Chế độ ăn uống cần phải đảm bảo sao cho tình trạng bệnh Đái tháo đường và bệnh suy thận không tiến triển nặng hơn.
2.1. Chế độ ăn uống phù hợp khi mắc bệnh Đái tháo đường
Một chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh Đái tháo đường bao gồm: nhiều trái cây, rau, chất béo lành mạnh và chất đạm. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn muối, đường và thực phẩm chứa nhiều tinh bột, như: bánh quy, bánh mì, bánh ngọt,… (3)
Lượng calo cá nhân mục tiêu của người bệnh dựa trên độ tuổi, mức độ hoạt động và bất kỳ loại thuốc nào người bệnh đang dùng. Tuân theo kế hoạch ăn khoa học sẽ giúp người bệnh giữ lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép. Điều này cũng sẽ ngăn ngừa những tổn thương cho thận của người bệnh. (3)
2.2. Chế độ ăn uống phù hợp khi bị suy thận cấp
Chế độ ăn uống cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc bạn đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của bệnh thận mạn hay đang trong quá trình lọc máu. Nói chung, người bệnh suy thận nên hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, bạn cũng có thể phải giảm kali, phốt pho và protein trong chế độ ăn uống của mình. (3)

2.3. Những thực phẩm mà người bệnh Đái tháo đường suy thận nên sử dụng
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về các loại thực phẩm cho bệnh nhân bị suy thận do Đái tháo đường:
- Trái cây: Quả mọng, nho, anh đào, táo, mận.
- Rau: Súp lơ, hành tây, cà tím, củ cải.
- Protein: Thịt nạc (gia cầm, cá), trứng, hải sản không ướp muối.
- Tinh bột: Bánh mì trắng, bánh mì tròn, bánh mì sandwich, bánh quy giòn không muối, mì ống
- Đồ uống: nước, sô-đa dành cho người ăn kiêng, trà không đường. (3)

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều gợi ý hơn và giúp bạn tìm công thức nấu ăn ngon.
3. Biện pháp phòng ngừa suy thận cấp do đái tháo đường
Cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa suy thận cấp liên quan đến Đái tháo đường là kiểm soát lượng chỉ số đường huyết và huyết áp. Dùng thuốc theo đúng chỉ định có thể giúp bạn giữ ổn định những chỉ số này và cải thiện sức khỏe tổng thể. (4)
Để đạt được mục tiêu đường huyết, người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, tuân thủ chế độ ăn phù hợp với người bệnh Đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng. (4)
Ngoài ra, tập thể dục hàng ngày, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích, xây dựng thói quen sống lành mạnh cũng giúp đẩy lùi bệnh tật. (4)
Bên cạnh suy thận cấp, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm về chế độ ăn uống dành cho người suy thận bị Đái tháo đường. Chế độ ăn này cũng giúp phòng suy thận cấp do Đái tháo đường, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
1. Health & Human Services, State Government of Victoria, Australia, “Diabetes and kidney failure”
2. Mayo Clinic, “Diabetic nephropathy”
3. Centers for Disease Control and Prevention, “Diabetes and Kidney Disease: What to Eat?”
4. The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases Health Information Center, “Diabetic Kidney Disease”