Rối Loạn Cương Dương Ở Người Bệnh Đái tháo đường

Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không cương lên được, không thực hiện được chức năng giao hợp. Một số nam giới bị bệnh Đái tháo đường mắc phải chứng này. Hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường 2
Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường

1. Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường

Rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Biểu hiện của tình trạng này là dương vật không cương lên được, hoặc cương không đủ cứng để có thể thực hiện chức năng tình dục.

Nam giới mắc bệnh Đái tháo đường có nguy cơ mắc tình trạng rối loạn cương dương cao gấp 4 lần so với người bình thường. Trong đó, những người mắc bệnh Đái tháo đường kèm theo tình trạng rối loạn cương dương chiếm 45-75%.

Thông thường, khi nam giới bước qua ngưỡng tuổi 30, tình trạng suy giảm nhẹ chức năng tình dục sẽ xuất hiện. Đến độ tuổi sau 40, biểu hiện suy giảm này rõ rệt hơn và xuất hiện rối loạn cương dương. Người mắc bệnh Đái tháo đường type 2 gặp phải tình trạng này sớm hơn 10-15 năm so với người bình thường không mắc bệnh Đái tháo đường.[2]

2. Nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường

2.1 Bản chất của bệnh Đái tháo đường

Người mắc bệnh Đái tháo đường có tình trạng đường huyết cao. Điều này gây nên các thương tổn ở mạch máu và thần kinh. Việc thiếu hụt hay hư hại thần kinh khiến dương vật không đủ kích thích. Bên cạnh đó, hệ tim mạch của những người mắc bệnh Đái tháo đường lại không đủ khoẻ để bơm máu vào các khoang ở thể hang để cương dương. Đây là những nguyên nhân chính gây nên rối loạn cương dương.

2.2 Lối sống không lành mạnh

– Sử dụng các thức uống có cồn và các chất kích thích: Điều này khiến hệ thần kinh và mạch máu bị thương tổn. Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ khiến bạn nhanh chóng xảy ra tình trạng rối loạn cương dương.

  • Lười vận động: Khi bạn lười vận động, lượng hormon testosteron được sinh ra cũng ít hơn. Lười vận động còn đi kèm với các chứng tích mỡ vùng bụng làm bạn trở nên “nặng nề” và ỳ ạch. Đồng thời, thói quen này cũng tạo ra nhiều chất béo bão hoà khiến thành mạch dễ hình thành các mảng xơ vữa, gây hại cho hệ tim mạch.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá và các hoá chất khói thuốc trực tiếp có thể làm chai, xơ vữa và huỷ hoại  hệ thống mạch máu, do đó, bạn sẽ mắc tình trạng rối loạn cương dương rất nhanh.
Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường 1
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương

Một số nguyên nhân khác

  • Một số thuốc chứa gốc -NO trong điều trị tim mạch hoặc một số thuốc chống loạn thần, trầm cảm có thể khiến tình trạng rối loạn cương dương trầm trọng hơn.
  • Một vài yếu tố tâm lý, căng thẳng cũng khiến bạn khó đạt được sự cương dương cần thiết.[2]

3. Cách xử trí Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường

  • Tuân thủ quá trình điều trị bệnh, bao gồm việc sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc, uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
  • Kiểm tra đường huyết mỗi ngày, duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Tránh hoặc giảm các loại thức ăn có khả năng làm tăng đường huyết và các loại thức ăn gây tác dụng phụ, phản ứng với thuốc đang sử dụng.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích và thuốc lá.
  • Tăng cường tập luyện thể dục
Rối loạn cương dương ở người bệnh Đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết tốt sẽ tránh được biến chứng rối loạn cương dương

Bên cạnh rối loạn cương dương, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây.

5 biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường​

Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho người bệnh Đái tháo đường. Tuân thủ quá trình điều trị Đái Tháo đường sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế được tình trạng rối loạn cương dương này.


Nguồn tham khảo:

  1. Mayo Clinic, “Erectile dysfunction”
  2. WebMD, “Erectile Dysfunction and Diabetes”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm