5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân đái tháo đường

Nguyên tắc chăm sóc bàn chân Đái tháo đường là bảo vệ bàn chân khỏe, chăm sóc vết thương ngăn ngừa loét chân, nhiễm trùng và điều trị sớm khi có nhiễm trùng, hoại tử. Cần nhớ rằng Đái tháo đường khiến người bệnh giảm cảm giác đau, nóng lạnh, chậm lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sau đây là 5 mẹo cơ bản để chăm sóc bàn chân Đái tháo đường.

5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường 4
5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường

1. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Đừng quên kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày để tìm vết loét, mụn nước, mẩn đỏ, vết chai hoặc bất kỳ thay đổi nào trên da hoặc móng. Đây là một vấn đề cực kì quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm biến chứng bàn chân Đái tháo đường. Đặc biệt nếu đó là tổn thương/ dấu vết mới xuất hiện vì nếu phát hiện sớm sẽ giúp can thiệp chăm sóc vết thương, vết loét kịp thời. Người bệnh Đái tháo đường có xu hướng chậm lành vết thương và dễ nhiễm trùng hơn so với người khỏe mạnh. Thêm vào đó, sự tổn thương các dây thần kinh khiến bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác, khó nhận biết vết thương. Vết thương vết loét bị bỏ sót sẽ dễ diễn tiến nặng nề hơn. (1)

>> Biến chứng Tim mạch ở người bệnh Đái tháo đường

>> Viêm phổi và Đái tháo đường

5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường 3
Kiểm tra bàn chân hằng ngày giúp phát hiện sớm các tổn thương ở bàn chân

Nếu như gặp khó khăn trong việc xem xét bàn chân, đừng qua loa bỏ qua, hãy dùng 1 chiếc gương để đảm bảo là bạn có thể thấy mọi góc của bàn chân hoặc nhờ người thân giúp đỡ. (2)

2. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ

Mỗi ngày, bệnh nhân cần rửa chân với nước ấm và xà phòng. Một mẹo nhỏ để kiểm tra nhiệt độ của nước ở người bệnh Đái tháo đường là dùng khuỷu tay thay vì các ngón tay. Điều này giúp tránh phỏng vì sự tổn thương thần kinh trong bệnh Đái tháo đường sẽ làm giảm cảm giác, đặc biệt ở vùng đầu ngón tay ngón chân. Nên nhớ rằng chỉ rửa và lau chứ không ngâm chân. Lau khô bàn chân bằng khăn mềm, đừng bỏ sót các kẽ ngón chân là nơi dễ tích tụ nước, dễ xuất hiện vết loét và bóng nước.

Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh Đái tháo đường là khô da. Triệu chứng này tạo điều kiện cho các vết nứt nẻ xuất hiện, dễ nhiễm trùng. Để khắc phục tình trạng này, hãy dùng kem dưỡng ẩm thoa lên sau khi rửa và lau khô chân. Tuy nhiên, không nên thoa kem giữ ẩm giữa các kẽ ngón chân. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về loại kem dưỡng ẩm phù hợp. (1)

5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường 2
Người bệnh đái tháo đường nên lau khô bàn chân bằng khăn mềm và đừng bỏ sót các kẽ ngón chân

3. Bảo vệ đôi chân với giày và vớ (2)

Luôn đi giày hoặc dép kín mũi, không hở ngón. Không đi xỏ ngón, hở ngón và không đi chân trần, kể cả xung quanh nhà.

Luôn mang vớ hoặc tất chân. Mang vớ hoặc tất chân vừa vặn, mềm mại và có độ đàn hồi.

Nên mang giày vừa chân. Để có sự vừa vặn nhất, hãy thử giày mới vào cuối ngày khi bàn chân của bạn có xu hướng to nhất. Đi giày mới từ từ — ban đầu hãy mang chúng trong một hoặc hai giờ mỗi ngày cho đến khi cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Tốt nhất là luôn mang vớ cùng giày.

Nếu người bệnh có cỡ chân quá khổ hoặc hình dáng chân khác biệt, đừng gò ép bàn chân vào đôi giày giật. Hãy đặt riêng một đôi giày mềm vừa vặn với hình dạng và kích cỡ chân của mình. Đừng quên kiểm tra bên trong giày trước mỗi lần mang giày để đảm bảo rằng không có dị vật nào bên trong.

Thận trọng bảo vệ chân khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ví dụ như đi giày ở bãi biển hoặc trên vỉa hè nóng. Ban đêm khi ngủ mang vớ để tránh lạnh chân.

5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường 1
Mang vớ mềm và giày vừa vặn để tránh cản trở lưu thông máu đến bàn chân

4. Đảm bảo lưu thông máu đến chân

Người bệnh Đái tháo đường có tuần hoàn máu lưu thông không tốt như người khỏe mạnh. Mỗi ngày người bệnh có thể dùng một số bài tập nhỏ hoặc tư thế để hỗ trợ cải thiện vấn đề này. Đặt chân lên mặt phẳng khi ngồi, lắc lư các ngón chân và cử động mắt cá chân nhiều lần trong ngày, không bắt chéo chân trong thời gian dài.

Ngưng thuốc lá hoặc tránh xa khu vực/ người mang khói thuốc. Hút thuốc có thể làm tuần hoàn máu trì trệ hơn, đẩy nhanh quá trình dẫn tới biến chứng bàn chân Đái tháo đường  (1)

5. Chăm sóc móng chân

Kiểm tra móng chân ít nhất mỗi tuần một lần. Sau khi cắt, làm mịn móng chân bằng dũa móng tay. Không nên cắt bớt 2 bên móng (lấy khóe móng). Nếu khó nhìn thấy và thao tác, hãy nhờ người thân hỗ trợ.

5 mẹo chăm sóc người thân bị biến chứng bàn chân Đái tháo đường
Chăm sóc móng chân định kì mỗi tuần một lần

Không tự mình loại bỏ các vết chai hoặc vết chai. Tự ý xử lí như thế có thể khiến vết thương trầm trọng hơn do bỏng, rách hay nhiễm trùng. (2)

Bên cạnh biến chứng bàn chân, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm và chăm sóc. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây.

5 biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường​

Trên đây là năm mẹo chính để chăm sóc bàn chân của người bệnh Đái tháo đường. Điều quan trọng cần ghi nhớ là thường xuyên, đều đặn mỗi ngày trong việc kiểm tra, vệ sinh bàn chân và chăm sóc vết thương nếu có. Nếu không thể tự thao tác, đừng ngại nhờ giúp đỡ từ người thân hoặc nhân viên y tế. Biến chứng bàn chân Đái tháo đường hoàn toàn có thể theo dõi phòng ngừa và điều trị.

Nguồn tham khảo:

  1. WebMD, “Diabetic Foot Problems”
  2. CDC, “Diabetes and Your Feet”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm