Cách chăm sóc nhiễm trùng răng miệng cho người bệnh Đái tháo đường

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng khá phổ biến mà nếu không được xử trí đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh, đó là nhiễm trùng răng miệng. Chính vì vậy, việc chăm sóc nhiễm trùng răng miệng ở bệnh nhân Đái tháo đường là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về cách chăm sóc nhiễm trùng răng miệng ngay sau đây nhé!

Cách chăm sóc nhiễm trùng răng miệng cho người bệnh Đái tháo đường 4
Cách chăm sóc nhiễm trùng răng miệng cho người bệnh Đái tháo đường

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng răng miệng

Các thói quen không tốt về chăm sóc răng miệng

  • Ăn nhiều đồ ngọt và lơ là việc vệ sinh răng miệng làm độ acid trong miệng lên cao. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những acid có hại từ 20 đến 30 phút sau khi ăn, khiến cho răng dễ bị sâu.(2)
  • Uống nhiều nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh, cùng với cacbohydrate có trong nước ngọt dễ làm mòn men răng và hư men răng. (2
  • Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều có hại răng. Sự chênh lệch nhiệt độ ảnh hưởng xấu đến men răng và tạo điều kiện hình thành các kẽ nứt ở men răng. (2)
Ăn nhiều đồ ngọt khiến cho răng dẽ bị sâu
Ăn nhiều đồ ngọt khiến cho răng dẽ bị sâu

1.2. Do bệnh Đái tháo đường

Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), những người mắc bệnh Đái tháo đường có nguy cơ cao bị viêm nướu, bệnh nướu răng và viêm nha chu. Nguyên nhân do:

  • Bệnh Đái tháo đường có liên quan đến việc mắc bệnh tưa miệng, một loại nhiễm trùng do nấm. Ngoài ra, những người bị bệnh Đái tháo đường thường hay bị khô miệng, khát nước. Điều này làm tăng nguy cơ loét miệng, đau nhức, sâu răng và các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng khác… (1)
  • Đường huyết cao làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể, làm người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng răng miệng hơn. (1)
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra bệnh lý nhiễm trùng răng miệng
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra bệnh lý nhiễm trùng răng miệng

2. Dấu hiệu nhiễm trùng răng miệng

Nhiễm trùng răng miệng ở người bệnh Đái tháo đường không phải lúc nào cũng có các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây có thể cảnh báo bạn đang có tình trạng nhiễm trùng răng miệng: (1)

  • Chảy máu nướu răng, đặc biệt là khi chải hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Thay đổi về trục răng, có thể là khớp với nhau hoặc lệch đi.
  • Hôi miệng kéo dài, kể cả  ngay sau khi đánh răng.
  • Nướu bị tụt khỏi răng, quan sát thấy răng trông dài hơn hoặc to hơn.
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu lung lay.
  • Nướu đỏ hoặc sưng

Cần đặc biệt chú ý và đi tìm nhiễm trùng răng miệng nếu đường huyết của bạn thường xuyên cao, khó kiểm soát không rõ nguyên nhân.

Chảy máu nướu khi chải răng là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng răng miệng
Chảy máu nướu khi chải răng là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng răng miệng

3. Biện pháp chăm sóc nhiễm trùng răng miệng

  • Kiểm soát tối ưu lượng đường trong máu: Đây là cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng răng miệng do bệnh Đái tháo đường. Bạn cần liên hệ sớm với bác sĩ khi không thể kiểm soát lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống, bằng thuốc hoặc insulin. (1)
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm, để loại bỏ sạch các mảng bám sau khi ăn. Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa florua để đánh răng vào buổi sáng, buổi tối và lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn. Tránh chà xát mạnh vì có thể gây kích ứng nướu.  Thay bàn chải mới ít nhất mỗi tháng một lần. (3)
  • Khám răng, lấy cao răng định kì: Bạn nên đến gặp nha sĩ 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên tùy vào tình trạng nhiễm trùng răng miệng mà lịch khám có thể thường xuyên hơn. (1) Khám răng định kì còn giúp bạn phát hiện những bất thường như những vùng bị khô hoặc mảng trắng trong miệng hay những vùng chảy máu. (1)
  • Hoãn lại những thủ thuật nha khoa không cần thiết khi đường máu chưa được kiểm soát tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật. (1)
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của Đái tháo đường, bao gồm cả nhiễm trùng răng miệng. (3)
Bạn nên di khám răng định kì mỗi 6 tháng 1 lần
Bạn nên di khám răng định kì mỗi 6 tháng 1 lần

Bên cạnh nhiễm trùng răng miệng, người bệnh Đái tháo đường còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần được quan tâm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiều những biến chứng thường gặp thông qua video ngắn sau đây.

5 biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng răng miệng sớm sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả như mất răng hoặc tụt lợi về sau. Đối với bệnh nhân Đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng cần thiết để có thể duy trì răng và nướu khỏe mạnh. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng của bản thân.

Nguồn tham khảo:

  1. Healthline, “Type 2 Diabetes and Oral Health“
  2. Sở Y Tế Thừa Thiên Huế, “Chăm sóc răng miệng cho trẻ trong ngày Tết”
  3. Mayo Clinic, “Diabetes and dental care: Guide to a healthy mouth”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm